Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -4 |
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ HUẤN LUYỆN NGƯỜI NỮ (THỰC THỂ) TRONG SONG TU “VÔ THƯỢNG YOGA”
Sự phát triển của Mật giáo Ấn Độ, thông thường dựa vào kinh điển của họ (Mật tục) mà chia thành bốn bộ [48], mà thành tựu cao nhất là Vô thượng Yoga. Bộ pháp tu này có yêu cầu đặc biệt của nó, cũng chính là lấy nam nữ song tu để tức thân thành Phật – dùng “súng đạn thật” để giao hợp với nhiều người nữ trong đàn thành, dựa nhờ vào đó để trải nghiệm dâm xúc và sự tan chảy của minh điểm để khai mở đại lạc, quang minh, bất nhị vốn có; đồng thời tiến hành hợp nhất với Bản tôn (song thân Phật) giả tưởng, lấy cảnh giới này để nói rằng không lìa sắc thân (ở Dục giới) mà vẫn thành tựu Phật (báo thân). Loại pháp tu này bắt buộc phải có người nữ “thực thể” (tức là người thật) để phối hợp, mà loại người nữ này bắt buộc phải hội tụ đủ các điều kiện (khỏe, đẹp, nghe lời), sau khi trải qua quá trình tuyển chọn, huấn luyện thì mới có thể “sử dụng”, tức là cái gọi là Minh Phi, Sự Nghiệp Thủ Ấn… Trong cuộc sống hiện thực, bọn họ là những người con cái bình thường, sau khi được lựa chọn để thực tu thì được gọi là Phật Mẫu, Không Hành Mẫu… Phàm phu là thật, tên gọi là giả, nhưng trong bầu không khí thiêng liêng được tạo ra bởi đàn tràng trang trí đẹp đẽ, ngâm tụng thần chú, quán tưởng tượng thần, thì nó đã trở thành vai diễn [49] hoặc mô phỏng [50] trong một cảnh giới thánh thần hư cấu. Nam nữ tuân theo nghi quỹ (nghi lễ) đặc biệt được chế định để song tu như thật. Còn trong quá trình đó sẽ xảy ra ảo giác gì, sau khi kết thúc thì sẽ đạt đến quả vị gì, thì dường như không thích hợp để nói cho người ngoài biết, hoặc lồng ghép thêm một số danh từ tôn giáo nào đó để tô sức trang điểm cho cảnh giới đó.
1. Điều kiện tiên quyết
1.1. Phái Ninh Mã:
Trong cuốn “Hợi Mẫu thậm thâm dẫn đạo” mục “Quan sát thủ ấn mẫu tướng”, Liên Hoa Sinh cho rằng Không Hành Mẫu phải có đầy đủ bốn điều kiện về ngoại tướng, nội tướng, mật tướng và chân thực tướng: (Tý). Về ngoại tướng, nhan sắc đoan trang xinh đẹp, tuổi trẻ vừa ý, thân có mùi thơm, mặt tựa hoa đào, kiều diễm eo thon, cơ thể to nhỏ vừa phải; mắt nhỏ dài, lòng trắng đen rõ ràng, vành mắt hơi hồng, tóc đen óng mượt như tơ, răng trắng không có khe hở, mắt khéo liếc nhìn, có đủ tham dung (dung mạo tham, ý nói mặt dâm), vừa nhìn đã khiến người ta không nỡ rời mắt… (Sửu). Về nội tướng, Minh mẫu phải có tâm lượng rộng, ăn nói cẩn trọng, ít lòng đố kỵ, tâm có thể dung nạp Mật pháp, lòng tin kiên định, không sinh lòng tham và keo kiệt đối với tài bảo của người Du Già, có thể thuận tòng uyển chuyển, khéo biết quan tâm chăm sóc, không bị người khác dụ dỗ. (Dần). Về Mật tướng, liên hoa cực khít, có noãn tướng (nồng ấm). Liên cung đầy đặn và nhô ra, khéo biết ngậm Kim Cương chùy. Hông rộng, háng nhỏ, thịt cuốn vào trong. Thịt liên cung dán chặt, hoa phôi đầy đặn, lấy chùy chạm vào nó thì lập tức phản ứng với vẻ không chịu nổi mà phát ra âm thanh yêu kiều. Hơi đâm rút thêm thì thân co run rẩy, hoa sen liền sinh nước ấm. (Mão). Người có chân thực tướng thì đối với người tu Du Già có sự tin tưởng và hiểu biết lớn. Trí tuệ quảng đại, có thể phân biệt đâu là pháp, đâu là phi pháp. Tâm lượng rộng rãi, có thể chấp nhận Mật hành, ăn nói giữ gìn bí mật. Không phỉ báng mà phải cung kính đối với người Du Già, có thể y giáo phụng hành. Phải khéo hành sự nghiệp, có thể khiến cho người Du Già an lạc tăng thượng. Phàm cứ gặp và tiếp xúc là đều sinh an lạc. Hơi dựa vào nhau là thân cảm thấy khoan khoái, khiến cho người Du Già dễ tiến đến Lạc Không, tâm cũng dễ khế nhập vào thể tính vốn dĩ không ô nhiễm. Khi trì chính niệm, cũng thật quyến niệm, cùng hành vô sinh an lạc. Tâm thật thân thiết, có vui sướng tinh tấn. Làm người hầu cận cho người Du Già, hễ nói là phải thi hành. Nói năng vừa lòng, hành động làm việc đều có tướng nhàn nhã. Có chí tinh tấn với các Phật sự. [51]
Liên Hoa Sinh là người sáng lập ra Phật giáo Tạng truyền, điều kiện đối với Không Hành Mẫu này đều được các phái của Mật giáo chấp nhận. Ông ta cho rằng vẻ bề ngoài của Không Hành Mẫu phải xinh đẹp, eo thon, tóc đen, răng trắng, khiến người ta vừa nhìn là đã bị cuốn hút không rời, hơn nữa còn phải là những thiếu nữ tuổi chừng 16 là đẹp. Nhưng do sự kỳ thị về dung mạo và hạn chế về tuổi tác, những người con gái có thể đáp ứng được những điều kiện này rất ít. Thứ nữa, cá tính của Không Hành Mẫu phải sống tiết kiệm, không tiếc của, không tham cầu; tấm lòng phải rộng lượng, ít tâm đố kị; phải biết quan tâm chăm sóc Lạt Ma, nghe theo lời chỉ thị của ông ta; lại phải tin theo Mật giáo, lòng tin kiên định không lay chuyển, không được để người khác hoặc giáo phái khác dụ dỗ. Không Hành Mẫu sau khi trải qua được sự sàng lọc đạt tiêu chuẩn, tất nhiên phải ngoan ngoãn vâng lời, tuân theo sự bày bố của Lạt Ma. Lại nữa, bộ phận sinh dục của Không Hành Mẫu còn cần phải đáp ứng yêu cầu: khít, ấm, lồi ra; lại phải có đùi nhỏ, mông rộng, dâm dục mạnh; phải có độ phối hợp song tu cao, tin tưởng, hiểu biết, cung kính đối với người Du Già, gọi bất cứ lúc nào là phải đến, để cho ông ta sai bảo, hơn nữa còn phải giữ kín bí mật nghiêm cẩn. Bốn lớp yêu cầu này của Liên Hoa Sinh đều là suy tính cho “dâm lạc” của người nam, mục đích cuối cùng chính là “nam nữ song tu”. Đây là tín ngưỡng và hành vi kế thừa từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, nhằm tăng cường lý luận và hiệu quả của “đạo dục tham” của họ. Do đó, lấy “song thân pháp” làm điểm tối cao để xem các chủ trương và bày đặt của Phật giáo Tạng truyền thì chắc chắn sẽ hiểu rõ bí mật và chân tướng của họ.
1.2. Phái Tát Già
Minh Phi phải là người có các chủng tính đặc biệt sau đây:
1. Cụ thú nữ: Thân trên vú săn chắc, thân dưới đầy đặn khép chặt, eo nhỏ, dáng đi nhàn tản, khi thấy người nam mắt không chớp liếc, thể khí và Mật xứ của cô ta có mùi xạ hương; 2. Cụ loa nữ: Tổng tướng là xương to, thịt mịn mềm, rốn có hoa văn xoáy ốc sang bên phải, thân thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, giọng nói trong sáng, thanh thoát; 3. Cụ tượng nữ: Tổng tướng là thân thịt tròn đầy, thân và các chi ngắn, khỏe mạnh, mắt nhỏ, tai dài và to, khi toát mồ hôi thì mùi vị cực thơm, thông tuệ ít ham muốn, có ong thường bay quanh; 4. Cụ văn nữ: Sắc da thịt hơi hồng, trên rốn có ba hoa văn dọc đứng, giữa mi có một vạch thẳng, các đốt chân tay nhỏ dài, người nào mà chân tay có hoa văn cát tường là đại cát, bảo vệ yêu quý trẻ con. Những người như thế phải đặc biệt tán thưởng nhận ngay; 5. Chúng tướng nữ: Có bốn loại công đức, hoặc có hai, ba loại công đức. Trong các phần dạy dỗ khác cũng gọi là Cụ ngưu nữ. Người nữ này có cùng tính tướng với Cụ tượng nữ. Ngoài ra, cũng còn có loại chủng tính gọi là Cụ liên nữ…Tất cả bọn họ, bất luận thế nào cũng đều phải có các công đức như tóc quăn, mắt đẹp, lông mi không đứt đoạn, miệng và hơi thở có mùi xạ hương, có hàm răng đặc biệt đẹp, vú săn chắc, trên rốn có ba vạch thẳng, trên trán có một vạch thẳng, dưới thân háng rộng, liên hoa không lông, má đầy đặn, có mùi hương hoa long não, khi hành lạc có thể hành chỉ (và) sự cho đàn thành. Nếu có được những công đức đó thì mới là Sở y (chỗ dựa) thích hợp thành tựu. [52]
Tương tự là phải lấy vẻ đẹp làm điều kiện tất yếu của Không Hành Mẫu, hơn nữa chú trọng công năng hành dâm của cơ quan sinh dục. Đây là sự truyền thừa của phái Tính Lực, so với sự lựa chọn của Không Hành Mẫu và điều kiện của Liên Hoa Sinh thì sự khác biệt không lớn.
1.3. Phái Cách Lỗ Tông Khách Ba nói: Minh Phi phải có nhan sắc thù diệu, tuổi chừng mười lăm mười sáu, hương hoa khéo trang điểm đẹp, dục lạc ở trong đàn thành.” [53] Trước hết cúng vật thỉnh bạch: Lấy màn chướng ngăn cách thành bình phong, đệ tử hiểu rõ rằng: “Thầy là Kim Cương Tát Đỏa”, dùng Trí Tuệ Mẫu có đủ Tam muội da – là đồng nữ chỗ sinh sản bất hoại, tuổi đủ mười hai vân vân– phụng hiến cho sư trưởng. Như “Đại ấn không điểm” phẩm thứ hai nói: “Đầu đẹp, mắt nhỏ và dài, dung mạo diệu trang nghiêm, tuổi mười hai hoặc mười sáu, khó tìm thì có thể là hai mươi. Trên hai mươi tuổi là dư ấn, khiến Tất địa lìa xa. Lấy chị em gái hoặc con gái mình, hoặc lấy vợ cúng dường cho Sư trưởng”. [54]
Phái này yêu cầu Minh Phi phải xinh đẹp, trẻ tuổi, cũng tức là thiếu nữ đầy 12 tuổi, nếu là thiếu nữ 15, 16 là tốt nhất. Nhưng nếu quả thực khó tìm quá, thì đành phải chấp nhận người con gái 20 tuổi. Nếu là người nữ trên 20 tuổi là không tốt rồi. Nếu như không tìm được người như vậy, thì thậm chí là đem chị em, con gái của mình, hoặc là vợ mình để phụng hiến cho sư trưởng để làm Minh Phi.
1.4. Phái Cát Cử: Điều kiện tuyển Minh Phi của các đại phái của Phật giáo Tạng truyền đều bắt buộc phải là trẻ đẹp, duy chỉ có phái Cát Cử là chú trọng nhất đến bộ phận sinh dục. “Na Lạc lục pháp” nói: Đan Điền hỏa và khí tương hợp lên xuống, ai nấy đạt bốn hoan hỉ tâm lần lượt sinh khởi, đó là cái lý nội nhân duyên vậy. Còn về cái lý ngoại nhân duyên, trước hết phải tu cho tốt các pháp đã nói ở trên, đợi khi sức mạnh đã lớn lên rồi, thì mới vân du bốn bể đi tìm kỳ nữ. Phải là người có tính lực (khả năng tình dục) đặc biệt thì mới gọi là đạt chuẩn. [55]
Nam hành giả của phái Cát Cử khi luyện thành công chuyết hỏa định nói trong “Na Lạc lục pháp”, hoàn thành tứ hỉ sinh khởi thứ đệ, có thể giữ lâu không xuất tinh trong cơn cực khoái tình dục; sau đó nếu có nhân duyên thì thì đi vân du khắp bốn bể, tìm cho được bậc kỳ nữ có năng lực tình dục, tăng cường huấn luyện đặc biệt xong thì có thể trở thành Không Hành Mẫu để song tu. Từ những điều kiện được thiết lập ra đối với Minh Phi/ Không Hành Mẫu nói ở trên, chúng ta có thể nhận ra rằng: Không Hành Mẫu chỉ là công cụ tình dục để duy trì câu sinh đại lạc (đại lạc có từ lúc sinh ra). Nếu như là người nữ già hoặc diện mạo xấu xí, không khêu gợi được dục vọng của người nam, thì không có duyên để trở thành Không Hành Mẫu để song tu với Thượng sư, cũng không thể nào “tức thân thành Phật” được. Đây là nỗi bi ai của những phụ nữ già xấu, cũng có nghĩa là nói Phật giáo Tạng truyền lấy “trẻ, đẹp, thân mềm, tâm thuận” làm tiêu chuẩn, đối với tất cả phụ nữ mà nói là một sự kỳ thị. Tuy nhiên Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Vô thượng Yoga đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ, kỳ thị phụ nữ chính là vi phạm giới Mật tông căn bản.” [56] Đây là đặc biệt nhằm vào chức năng “vai trò” phối hợp song tu trong Vô thượng Yoga mà nói, ắt phải nhấn mạnh đến tính không thể thiếu khuyết của phụ nữ, nhưng lại không liên quan gì đến ý nghĩa tồn tại và sự tôn nghiêm cá tính độc lập, bình đẳng của mỗi người phụ nữ. Qua đây lại càng hiển lộ rõ sự thấp kém về địa vị của phụ nữ trong Phật giáo Tạng truyền, chỉ chấp nhận là vai trò phối hợp. Xét kỹ điều thứ 14 trong “giới Mật tông căn bản”: “Hủy báng tự tính trí tuệ của phụ nữ - không khinh thị hủy báng phụ nữ, cần tôn kính tự tính thành Phật của phụ nữ.” Về bề ngoài thì đúng là tôn trọng người nữ, họ cũng có tự tính thành Phật, thế nhưng cái gọi là mật ý của “Tự tính trí tuệ phụ nữ” [57] nghĩa là “Không Hành Mẫu trí tuệ”. Tính thành Phật của Không Hành Mẫu đến từ việc cung cấp cơ quan sinh dục, cùng nam Thượng sư thực tu pháp “song thân”. Nếu Thượng sư thành Phật rồi thì Không Hành Mẫu cũng hưởng lây mà thành Phật Mẫu, hai bên đều là “tức thân (giao hợp)” mà thành Phật (phi nhân). Do đó, việc thực tu và thành Phật của cô ấy, trước sau đều là dựa nhờ, nương tựa vào thân người nam, sau khi thành “Phật” thì vẫn phải bám víu lấy người nam, mãi mãi ôm nhau (giao hợp), một giây phút cũng không rời nhau. Tức là dùng tư thế đó để xuất hiện ở trên thần đàn, trong tranh Đường Khải, như Nữ La ký sinh trên cây tùng bách, mặt ngửa nhìn vào mặt người nam, còn lưng thì xoay ngược ra trước sự quỳ bái của tín chúng. Cho nên, cái nghĩa gốc của “hủy báng tự tính trí tuệ của phụ nữ” của giới Mật tông này xuất phát từ việc Không Hành Mẫu trí tuệ hiến thân cho việc song tu, có thể khiến cho người nam chứng được tứ hỉ đại lạc mà “thành Phật”, họ chỉ là công cụ trợ đạo cho nam hành giả mà thôi. [58] Phật giáo Tạng truyền sở dĩ nâng cao địa vị của Không Hành Mẫu, mục đích là để dẫn dụ người nữ tự nguyện (nửa lừa nửa dọa) song tu với người nam, hơn nữa còn giành được sự tôn kính của đệ tử. Qua đây cũng có thể biết rằng: Không Hành Mẫu chưa chứng Không tính (của Phật giáo), đồng thời cũng không có trí tuệ của (Không tính), cái gọi là “tự tính trí tuệ” của họ chỉ là đặc chất âm tính của phụ nữ thôi, từ thân khẩu ý phát tán ra “mùi con gái”, có thể khơi gợi công năng dâm dục của người nam vậy thôi. |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |