Home » 文章分类_VN » THẾ GIỚI TÌNH DỤC CỦA LẠT MA |
3. Tôi là nô lệ tình dục của Mật giáo Thản Đặc La (Tantra) |
TÔI LÀ NÔ LỆ TÌNH DỤC CỦA MẬT GIÁO THẢN ĐẶC LA (TANTRA) [1] Báo Độc lập (The Independent) của Anh quốc, ngày 10/02/1999 Phóng viên: Paul Vallely June Campbell từng đảm nhận chức vụ “Minh Phi [2]” của một Lạt Ma Tây Tạng địa vị cao quý trong nhiều năm. Cô đã từng được cho biết rằng nếu như phản bội lại lời thề bí mật, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị giết chết. Nhưng nói đi phải nói lại, cái gọi là Khai Ngộ chẳng lẽ quả thực không thoát khỏi những chuyện này hay sao? Lại là một đôi “chân đất sét” sao? [3] Không! Là một bộ phận khác về mặt cấu tạo giải phẫu cơ thể người, hơn nữa lại là sự phiền phức do một bộ phận không thể mang tính xác thịt hơn gây ra [4]. Đương nhiên, tôi nghĩ độc giả có lẽ không đến nỗi phán đoán nhầm hành vi nam nữ song tu trong Mật giáo Thản Đặc La (Tantra) là một hoạt động công khai hào hiệp. Song nói đi rồi nói lại, khi anh đã thề xin xuất gia thành một Tỳ khưu ni cấm dục thì hành vi tình dục dưới bất kỳ hình thức nào đương nhiên sẽ không nằm trong kế hoạch ban đầu của anh chứ. Khi bài diễn thuyết bắt đầu, June Campbell trước hết cho biết đây chỉ là lần thứ 2 cô nhận lời mời diễn thuyết cho đoàn thể Phật giáo nước này kể từ cuốn sách “Không hành mẫu” (Traveller in Space) của cô xuất bản 3 năm trước. Điều này không khiến cho người ta bất ngờ, bởi vì chủ đề buổi diễn thuyết của cô ấy là “Ý kiến trái chiều trong đoàn thể linh tu”, và quả thực rất khó có thể tìm được cái gì đó có sức mãnh liệt hơn tà thuyết dị đoan của cô ấy. Bởi vì trong cuốn sách của mình, cô ấy đã tiết lộ mình từng là bạn tình bí mật nhiều năm của một trong số các tăng lữ “thần thánh” nhất của Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) – Lạt Ma chuyển thế Kalu Nhân Ba Thiết. Cô ấy còn nói chắc rằng sự lạm dụng quyền lợi ẩn giấu trong mối quan hệ tình dục này quá đủ để bộc lộ sự khiếm khuyết cơ bản nhất trong giáo nghĩa của cả hệ thống Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo)! [5] Nói một cách thực tế, đây đúng là một tà thuyết dị đoan. Đối với những người ngoài cuộc, Kalu Nhân Ba Thiết là thày giáo dạy Yoga đang lưu vong nước ngoài của Tây Tạng – một trong những vị Lạt Ma được tôn kính nhất. Với tư cách là trụ trì tự viện của mình, ông ta không chỉ đã thề cấm dục từ đầu [6] mà còn nổi danh vì đã đóng cửa tiềm tu 14 năm. Trong số những học trò của ông ta, có rất nhiều người là Lạt Ma cấp cao của Tây Tạng [7]. Đúng như cô Campbell nói: “Trong xã hội Tây Tạng, thân phận địa vị của ông ta không người thường nào có thể nghi ngờ, mà tất cả mọi người đều sẵn lòng đứng ra chứng minh cho sự thần thánh bất phàm của ông ấy” [8]. Trong cái vòng nội bộ của thế giới Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) – cho dù trong vòng thời thượng ở phương Tây, tôn giáo này đã được truyền bá rộng rãi như thế nào – thì về bản chất vẫn là một cái vòng khép kín, khẩn mật [9]. Mặc dù cô Campbell đã lựa chọn cách nói của mình theo phương thức khá tiết chế nhưng theo những gì được biểu lộ trong cuốn sách rất học thuật hóa lại lấy “Tìm kiếm định vị của nữ giới trong Phật giáo Tạng truyền” làm tiêu đề phụ của cô ấy lại vẫn không tránh khỏi việc bật ra một giọng điệu ngược lại mà được cô hình dung là “sự phơi bày nguyên thủy của tâm trạng phẫn nộ và kích động” trong cái vòng khép kín đó. Trong buổi diễn thuyết công khai do Đại học Nghiên cứu Phật giáo hệ Vô phái tổ chức tại Sharpham quận Devon tuần trước, cô ấy nói: “Tôi bị chửi bới thậm tệ là một kẻ lừa đảo, là một ác quỷ”. Cô còn nói: “Trong thế giới của Lạt Ma giáo Tây Tạng, ông ta (Kalu Nhân Ba Thiết) là một thánh nhân. Còn việc tôi phơi bày sự thực về ông ta cũng giống như việc tiết lộ rằng nữ tu Teresa của Thiên Chúa giáo bị quay phim sex vậy!”. Nhưng, không phải vì không dám đối diện với sự thật đó mà khiến cô phải đợi đến 18 năm mới xuất bản cuốn sách “Không Hành Mẫu” (Traveller in Space [10]) để tiết lộ chân tướng mà là vì phải đợi đến 18 năm dài đằng đẵng, cô cuối cùng mới có thể khắc phục được những chấn thương tinh thần mà quãng đời đó đem lại. “Phải mất đến 11 năm tôi tuyệt khẩu không dám nhắc đến chuyện này, đợi đến khi tôi quyết định viết chuyện này ra, lại phải mất 7 năm để tìm tài liệu nghiên cứu. Việc tôi muốn làm là hiểu rõ một cách khoa học những kinh nghiệm cá nhân và vai trò của nữ giới trong xã hội Tây Tạng, liên kết chúng với nhau, để mình có thể giải thích một cách hợp lý những chuyện xảy ra đối với mình trong quá khứ”. Sự việc xảy ra như sau: Vào thời đại Hippy những năm 60, sau khi June Campbell trở thành một tín đồ Phật giáo ở quê nhà Scotland, cô đã đi du lịch đến Ấn Độ và xuất gia ở đó thành một Tỳ khưu ni. Cô đã sống 10 năm trong một ngôi tự viện của Lạt Ma Tây Tạng, thâm nhập tiếp cận sâu vào tầng cao thần bí trong tín ngưỡng này vượt xa so với bất kỳ nhân sĩ phương Tây nào. Cuối cùng, cô đã trở thành người phiên dịch tùy tòng của Đại sư Mật Tông Phật giáo Tạng truyền Kalu Nhân Ba Thiết mỗi lần đi diễn thuyết tại Âu Mỹ. “Chính là vào sau thời kỳ đó”, Campbell nói: “Ông ta (Kalu Nhân Ba Thiết) đã đề nghị tôi làm bạn tình của ông ta, cùng tu Mật pháp song tu với ông ta [11]”. Chỉ có một người thứ ba biết mối quan hệ này giữa cô và Kalu Nhân Ba Thiết – một vị Lạt Ma thị tòng – vị Lạt Ma này cũng từng làm tình với cô trong quan hệ cộng tu song thân Mật tông Tây Tạng một nữ nhiều nam [12] mà Campbell từng hình dung và tham dự. “Sau nhiều năm trôi qua, tôi mới tỉnh ngộ ra rằng cái mức độ mà mình khi đó đang bị xâm phạm và bị lợi dụng từ lâu đã trở thành một loại bóc lột và chà đạp tình dục rồi [13]”. Nói về phương diện niên đại, Song thân tu pháp của Mật giáo Thản Đặc La (Đàm Thôi – Tantra) còn ra đời sớm hơn cả Phật pháp (Hiển giáo) chính thống [14]. Mà nguồn gốc của tư tưởng này có lẽ bắt nguồn từ “trong quan hệ tình dục nam nữ, nếu như nam giới có thể bế tinh, giữ cho tinh dịch không xuất ra ngoài thì có thể tăng cường khoái cảm tình dục và diên niên ích thọ [15]” mà một số giáo đồ của Ấn Độ giáo cổ đại tin theo. Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) lấy điểm này làm cơ sở, thậm chí còn phát triển thêm một bước nữa mà tin rằng “nếu có thể đưa tình dục vào trong tu hành thì không thể bài xích tình dục nữa”, có thể tăng tốc đưa người tu hành đạt đến cảnh giới gọi là Khai ngộ! [16] Cái phương pháp đưa tình dục vào trong tu hành này, trong Phật giáo Tạng truyền được coi là vô cùng cực đoan và cũng vô cùng hữu hiệu, có thể giúp cho người tu hành có cơ hội chứng ngộ thành đạo trong một đời ngắn ngủi, tức thân thành Phật [17]. Các Lạt Ma có trải nghiệm nông, địa vị thấp do có phần bị hạn chế nên chỉ có thể tiến hành loại nam nữ song thân tu pháp này bằng phương thức quán tưởng trong minh tưởng [18], nhưng đúng như những gì mà Campbell kể trong sách, những Lạt Ma cao cấp có xưng hiệu là “Đại sư” thì tự nhận rằng mình đã đạt đến cảnh giới có thể tiến hành nam nữ hợp thể song tu thực sự mà không bị tình dục làm ô nhiễm [19]. Trong cái gọi là “Mật tục” của Tây Tạng [20], đã giải thích rất chi tiết về phép kiểm soát hô hấp Yoga và các phép tu hành khác mà những xưng hiệu này có thể kiểm soát được dòng tinh dịch của nam giới [21]. Mục đích chính của tất cả những phương pháp này đều không ngoài việc: “đưa tinh dịch men theo cột sống lưng chạy lên trên dẫn đạo đến não bộ [22]”. Một vị tu hành nếu có thể tích lũy càng nhiều năng lượng tinh dịch nam giới lên não bộ thì càng được coi là ưu tú cường tráng hơn về mặt trí tuệ và tâm linh. “Việc làm đảo lộn hành vi tình dục thông thường này chính là sự mô tả sinh động về địa vị, quan hệ tương đối giữa hai bên nam nữ trong nghi thức song thân của Mật tông”. Ngoài ra, trong khi làm sao giữ để không xuất tinh ra, nam giới thậm chí còn có thể hấp thu lấy dâm dịch của bạn tình song tu nhằm đạt được năng lượng tinh khí từ bên ngoài [23]. Về chuyện “đảo lộn hành vi tình dục thông thường” này, June Campbell nói: “Đúng là có thể thấy rõ địa vị tương đối của hai bên nam nữ trong nghi thức song thân. Bởi vì nó thể hiện rõ ràng rằng năng lượng là được truyền dẫn từ cơ thể người nữ sang cơ thể người nam” [24]. Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng về địa vị nam nữ và ngày càng tồi tệ đi trong song thân tu pháp này là vì các đại sư Lạt Ma luôn kiên trì yêu cầu “Không Hành Mẫu” của họ phải luôn giữ bí mật – điều này giúp cho các Lạt Ma có thể tiếp tục khống chế các bạn tình song tu [25]. June Campbell nói: “Cuốn sách này từ khi xuất bản đến nay, tôi đã nhận được rất thư gửi đến từ các phụ nữ khắp nơi trên thế giới đã từng gặp phải cảnh ngộ tương tự, thậm chí còn tồi tệ, bi thảm hơn”. Vậy rốt cuộc nguyên nhân nào đã khiến cho cô ấy liên tục sống bên cạnh Kalu Nhân Ba Thiết gần 3 năm? “Đó là danh vọng và địa vị cá nhân! Các phụ nữ song tu cùng Thượng Sư Lạt Ma đều tin tưởng rằng cũng giống như các Thượng Sư kia, bản thân họ cũng sẽ trở nên đặc biệt và thiêng liêng! [26] Họ tin rằng mình đang bước vào lĩnh vực thần thánh. Việc bước vào lãnh địa thiêng liêng này sẽ đem đến may mắn trong kiếp sau của mình. Vả lại để bước vào lãnh địa thiêng liêng này và tiến hành song tu lõa thể với các Thượng Sư Lạt Ma là một sự thử thách xem có trung thành với tín ngưỡng của mình hay không?” Sự kết hợp giữa tín ngưỡng tôn giáo, tình dục, quyền lực với bí mật này có thể sinh ra một hiệu ứng với uy lực mãnh liệt. Kết quả đúng là tạo ra một tình cảnh uy hiếp tinh thần khiến người ta tiến thoái lưỡng nan, đúng như một vị Lạt Ma Tây Tạng Beru Kyhentze Nhân Ba Thiết từng nói: “Nếu như hành vi cử chỉ của Thượng Sư của bạn xem ra không giống với hành vi cần có của một bậc giác ngộ mà bạn lại cảm thấy trong tình huống đó vẫn coi ông ta như một vị Phật thực tế là rất giả đạo học thì bạn nên nhớ kỹ rằng suy nghĩ của bạn là không đáng tin cậy; còn nếu bạn nhìn thấy những lỗi lầm rất rõ ràng mà Thượng Sư của mình mắc phải, rất có thể chỉ là những cái bóng do tâm linh bị mê hoặc của bạn hiển hiện ra mà thôi…(nên biết rằng) nếu khi Thượng Sư của bạn biểu thị cử chỉ hành vi bằng một nghi thức hoàn mỹ, với bạn mà nói, ông ấy sắp trở nên xa vời không với tới, và bạn sẽ không thể nào thân cận hay giao tiếp được với ông ấy nữa. Cho nên, Thượng Sư của bạn sở dĩ thể hiện ra các loại sai lầm rõ ràng, kỳ thực là xuất phát từ lòng đại từ bi…Kỳ thực ông ấy đang hiển thị sai lầm của chính bạn đấy!” Đối với các “Không Hành Mẫu” mà nói, áp lực tinh thần này thông thường là do họ buộc phải phát lời thề độc đảm bảo quyết không tiết lộ những bí mật về tình dục song tu với Thượng Sư mà còn phải tăng cường mạnh mẽ hơn! Đối với chính June Campbell mà nói, cô ấy đã từng bị cho biết rằng nếu như cô ấy phản bội lời thề tiết lộ bí mật, “điên cuồng, tai nạn, thậm chí là cái chết” sẽ có thể đổ ập lên người cô bất cứ lúc nào! [27] “Kalu Nhân Ba Thiết thực hành song tu cùng tôi cho tôi biết, trong một kiếp nào đó trong quá khứ đã từng có một tình phụ mang lại phiền phức cho ông ấy, để trừ khử cô ta, cho nên ông ta đã niệm chú làm phép khiến cho tình phụ đó mắc bệnh, cuối cùng thậm chí là chết!”[28] Có một số tín đồ Phật giáo, như Martine Batchelor – trước đây đã từng tu tập một thời gian dài 10 năm ở một ngôi Phật tự nào đó ở Hàn Quốc với tư cách là Tỳ khưu ni Thiền tông, hiện nay đang giảng dạy tại trường Sharpham College – tin tưởng chắc chắn rằng rất nhiều Phật pháp mà Phật Đà truyền thụ có thể tách biệt những chuyện kỳ thị giới tính, phụ quyền chí thượng và văn hóa áp bức tình dục ở các quốc gia tín ngưỡng Phật giáo. Có điều, June Campbell không tán thành về điểm này, cô nói: “Chúng ta cần phải thảo luận kỹ mối quan hệ giữa ‘tín ngưỡng’ và ‘kết cấu xã hội hình thành như thế nào’ là gì”. Trong văn hóa Tây Tạng, quyền lực đều được nắm giữ trong tay một số ít người mà từ lúc 2 tuổi đã bị ép rời khỏi tay mẹ mình và được đưa đến các tự viện Lạt Ma toàn là đàn ông, những người mà từ nhỏ tâm linh có lẽ vì thế mà đã bị tổn thương. “Một số người nào đó trong số họ tuy có lúc được cho phép gặp mẹ hoặc chị em mình, nhưng đều được thực hiện trong điều kiện phải đảm bảo bí mật tuyệt đối – điều này tự nhiên khiến họ liên kết hai chuyện ‘gặp gỡ với phụ nữ’ và ‘bắt buộc phải giữ bí mật’ với nhau”. Những điều mà June Campbell tin và muốn nói ra không chỉ có từng đó. Tuần trước khi Sharpham lên lớp, cô đã cung cấp trước cho các học sinh có mặt một loạt những tư liệu có chủ đề liên quan đến các loại chủ nghĩa nữ quyền – từ bình diện chính trị cho đến các liệu pháp tinh thần… Tiếp theo cô còn đề nghị họ suy nghĩ một chút về mối liên quan giữa những đề tài đó với các vấn đề dưới đây: Tại sao trong các bức họa tình ái (sex) của Mật tông Thản Đặc La (Tantra) hoàn toàn không thấy có bức “Nữ Phật” nào? Tại sao Không Hành Mẫu trong các bức tranh Đường Khải (hội họa tôn giáo) song thân đều quay lưng lại phía chúng ta? Lại nữa, tại sao những người tu hành Phật giáo nữ giới luôn được dạy rằng nên cầu mong để sao cho kiếp sau được đầu thai chuyển sinh thành nam thân – bởi vì chỉ có những người tu hành nam giới mới có thể đạt được khai ngộ hoàn toàn? “Khi chúng ta bắt đầu cởi được những nút thắt cũ trong lòng mình thì chúng ta cũng bắt đầu sinh ra nghi ngờ đối với tất cả những gì trong quá khứ”. Ý của câu này là, điều mà cô đang nghi ngờ đã không chỉ là những hành vi của một Thượng Sư Lạt Ma cụ thể nào đó mà còn hơn thế nữa, cái quan niệm gọi là “Thượng Sư” phải chăng bản thân nó đã có vấn đề? Cô còn bắt đầu hoài nghi về cả hệ tư tưởng của Mật giáo Thản Đặc La (Tantra) liệu cơ bản chỉ là một sự đại vọng tưởng hay không? Còn nam nữ song tu của Vô thượng Yoga Mật giáo quả thực liệu có sự khác biệt nào với quan hệ tình dục nam nữ thông thường hay không? [29] Cô thậm chí còn hoài nghi việc tu hành như bản thân sự khai ngộ, tĩnh tọa minh tưởng liệu có ý nghĩa chân thực hay không? “Cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng nếu như mình quả thực muốn tìm lại chính mình (Tự Ngã) thì tôi nhất định sẽ vứt bỏ hoàn toàn, triệt để tất cả những gì đã tu hành trước đây!”. (hết trích) ------------ Ngoại trừ những vụ xâm hại tình dục nói trên, còn có rất nhiều tin bài về việc xâm hại tình dục của các Lạt Ma của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền). Bởi vì nội hàm giáo nghĩa của Phật giáo Tạng truyền tuyệt đối gắn liền với tu song thân pháp, cho nên khi không tìm được bạn tình thích hợp thì việc xảy ra các vụ xâm hại tình dục của các Lạt Ma là hoàn toàn bình thường. Người viết xin được liệt kê thêm một số bài báo đó như sau:
Nghe nói vị trụ trì đó đã xâm hại tình dục 3 thanh niên, ngoài ra đạo tràng này còn bị tình nghi đến các vụ án ma túy, ăn cắp và lừa đảo. Nguyên cáo là Kevin Stevenson, người xuất gia 18 tuổi [30].
|
Home » 文章分类_VN » THẾ GIỚI TÌNH DỤC CỦA LẠT MA |