Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Mục 2: Vọng tưởng về Ngũ trí tu từ các tạp hành của Mật tông -2 |
Qua đoạn văn trên, có thể thấy chỗ nào cũng chứng tỏ hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn đều không hiểu gì về Phật pháp: Thứ nhất, thần thông mà các vị Bồ Tát hiển hiện trong “kinh Hoa Nghiêm” không phải là Thành sở tác trí, cho nên hai vị Trần, Đinh không nên nói các Bồ Tát hiển thị thần thông trong kinh đó là nhờ Thành sở tác trí. Thứ hai, lúc nhập định không phải là Định Tuệ đẳng trì. Duy chỉ có Bồ Tát sau khi chứng ngộ và có chứng định hai thứ đầy đủ, khi nhập vào Đẳng trì vị để quán hành Đệ nhất nghĩa thì mới gọi là “Định Tuệ đẳng trì”. Thế nhưng, cảnh giới Định Tuệ đẳng trì đó, hai vị Trần, Đinh còn chưa chứng được, thì sự giống và khác nhau trong đó, sao có thể biết được? Chỉ nói suông về Định Tuệ đẳng trì thì có ý nghĩa gì? Thứ ba, Diệu quan sát trí là trí tuệ Bát Nhã sinh ra nhờ khéo quan sát sự hiện hành rõ ràng của Thức thứ tám của chúng sinh. Nhưng hai vị Trần, Đinh còn chưa chứng biết Thức thứ tám là cái gì, thì sao có thể biết đến Diệu quan sát trí? Thế mà lại lên mạng xã hội viết văn giải thích về Diệu quan sát trí, thật đúng là hành động vô trí, lấy đâu ra Diệu quan sát trí mà nói? Thứ tư, câu nói “Huệ Năng vô kỹ lưỡng, không đoạn trăm tư tưởng” là nói chứng ngộ được Tự tâm Thức thứ tám Như Lai Tạng, vì thế mà vào lúc “Tâm giác tri thực hiện các loại tư tưởng không ngừng nghỉ” cũng vẫn có thể quan sát rõ ràng cội nguồn pháp giới của chúng sinh, quan sát rõ ràng Chân Thực tướng pháp giới của chúng sinh, như thế mới là “có thể khéo phân biệt các pháp tướng, ở Đệ nhất nghĩa mà bất động”, vì anh ta đích thân nhìn thấy Ý thức có thể khéo phân biệt các pháp tướng, đồng thời cũng đích thân nhìn thấy Thức thứ tám tâm mình hoàn toàn bất động ở trong Đệ nhất nghĩa nơi nội tâm; cũng đích thân nhìn thấy Thức thứ tám khéo biết phân biệt các loại pháp tướng tâm hành của tiền Thất thức (bảy thức đầu) mà tùy duyên đáp ứng, không từng bỏ lỡ, nhưng bản thân Thức thứ tám lại hoàn toàn bất động ở trong Đệ nhất nghĩa nơi nội tâm. Người biết như thế, chứng như thế mới thực sự hiểu được thâm ý của Lục tổ Huệ Năng và Bồ Tát Duy Ma Cật. Nay hai vị Trần, Đinh không biết cũng không chứng được Tâm Thức thứ tám, hoàn toàn không biết không chứng được mật ý đó, thế mà lại dùng bừa các danh tướng Phật học, đem râu ông nọ cắm cằm bà kia, nói có thể biết, có thể chứng Tứ trí ở Phật địa, có khác gì đánh trống qua cửa nhà sấm không? Thứ năm, hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn đã không biết gì về Bát Nhã sơ ngộ của Thiền tông Hiển giáo, cũng không biết sự sai lầm tà trái của Mật tông nằm ở chỗ nào, hết mực mê tín vào những lời lẽ trong Mật tục của Mật tông, không hề hay biết trong đó chỗ nào cũng trái ngược với chân ý của Phật, kiên quyết cho rằng Pháp giới Thể tính trí là trí tuệ chỉ được sinh hiển sau khi có Tứ trí viên mãn, thật đúng là những kẻ vô trí. Vì sao nói vậy? Nếu như người nào không biết, không chứng được Tổng tướng thể tính Thực tướng pháp giới của hữu tình thì sao có thể hiểu được các tướng nhỏ hơn? Sao có thể biết tiệm tu chứng nhập Phật đạo? Mà Tổng tướng thể tính Thực tướng của pháp giới chính là Thức thứ tám Như Lai Tạng các chúng sinh đều có, cái nào cũng là duy Ngã độc tôn. Phải sau khi tìm được Chân Tướng Thức này thì mới phát khởi Pháp giới Thể tính trí, lại từ trí tuệ này mà chứng nghiệm được tất thảy các chủng tử của Thức thứ tám, từ Chủng trí này dần dần thâm nhập chứng biết, mà tiến tu đến trí tuệ ở chư địa, cho đến Phật địa, thành tựu Tứ trí. Cái Chân Tâm mà Thiền tông chứng được chính là cái Tâm này đó. Người chứng được cái Tâm này thì sẽ sinh khởi Pháp giới Thể tính trí, nhưng vẫn chỉ là trụ vị thứ bảy (Thất trụ vị) trong Biệt giáo của Đại thừa, còn lâu mới đến Sơ địa. Hai vị Trần, Đinh không biết điều này, với tri kiến nông cạn mà dám làm thày người, dẫn dắt sai lầm chúng sinh, cũng có thể nói là những kẻ lớn mật. Nay quan sát thấy hai vị Trần, Đinh còn chưa chứng biết được Thức thứ tám Như Lai Tạng mà bên Thiền tông thường chứng được, còn chưa thể chứng được trí tuệ của Thể tính pháp giới, cho nên không thể phát khởi Diệu quan sát trí, Bình đẳng tính trí hạ phẩm ở Nhân địa, vì thế mà họ đã giải thích sai lầm trên mạng internet, huống hồ có thể chứng được Thành sở tác trí và Đại viên kính trí chỉ có ở Phật địa? mà đem những tri kiến tà trái sai lầm đó đi dạy người khác? Thật không phải là những hành động của người có trí tuệ vậy! Thứ sáu, Bình đẳng tính trí là sự hiện tiền quan sát pháp giới của chúng sinh đều có cùng một cội nguồn, đều từ Tự tâm Như Lai Tạng này mà có, vì thế mà sinh khởi Bình đẳng tính trí. Chứ không phải là (không có hai chấp Ngã Pháp) như hai vị Trần, Đinh nói. Vì sao vậy? Là vì A La Hán đã đoạn Ngã chấp rồi, nhưng vẫn không có Bình đẳng tính trí. Là vì Bồ Tát khi tu đến Lục trụ vị mãn tâm, nhất định đều không có Ngã chấp nhưng chưa đoạn được Pháp chấp, ở Thất trụ vị do chứng được Thức thứ tám mà sinh khởi Bình đẳng tính trí, tức là đã sớm chứng được Bình đẳng tính trí trước hai đại vô lượng kiếp số rồi. Như vậy, Bồ Tát từ Thất trụ vị cho đến hết Đẳng Giác vị đều đã có Bình đẳng tính trí, nhưng đều chưa đoạn tận Pháp chấp. Pháp chấp đều vẫn còn, thì sao hai vị Trần, Đinh có thể nói “Bình đẳng tính trí tức là đoạn tận Ngã Pháp hai chấp”? Họ nói đều trái ngược với giáo và lý. Thứ bảy, trí tuệ Đại viên kính trí duy chỉ Phật mới có, cũng không phải như hai vị Trần, Đinh nói là “Như thực quan” đâu. Vì sao vậy? Vì Bồ Tát thất trụ vị đã có thể thực hiện Như thực quan trong Thể tính của pháp giới và Chân thực tướng của pháp giới rồi mà vẫn còn chưa có Đại viên kính trí. Lại nữa, Bồ Tát ở chư địa và Đẳng giác đều có thể thực hiện Như thực quan trong Thể tính pháp giới và Chân thực tướng của pháp giới, đều đã thân chứng Chân Tướng thức của pháp giới, đều đã hiểu rõ Thể tính của pháp giới, đều đã hiểu Thực tướng của pháp giới rồi, nhưng vẫn đều chưa có Đại viên kính trí. Cho nên, nhưng lời nói của hai vị Trần, Đinh đều không thật, chỉ là lời lẽ suy đoán, ức tưởng của phàm phu, không phải là chính thuyết (lời lẽ đúng đắn). Thứ tám, Bồ Tát bắt đầu từ Thất trụ vị cho đến Đẳng giác vị đều có Bình đẳng tính trí, nhưng đều chưa có được Đại viên kính trí. Nếu những lời nói của hai vị Trần, Đinh mà là chính xác, thì các Bồ Tát ở Thất trụ vị đều phải có Đại viên kính trí mới đúng, vì họ nói rằng “Tứ trí nhất định cùng hiện hành sinh ra song song”. Thế nhưng lời Phật trong các kinh lại nói rằng: Bồ Tát khi Ba La Mật Đa hiện ra trước mắt mà chưa đến Phật địa, đã có Bình đẳng tính trí rồi, nhưng đều không có Đại viên kính trí, phải đợi khi thành Phật mới có. Vậy thì tại sao các Bồ Tát này lại không có Đại viên kính trí, trái ngược với lời nói của hai vị Trần, Đinh thế? Là kinh Phật nói sai hay hai vị Trần, Đinh nói sai vậy? Những người có trí tuệ cần nên suy ngẫm kỹ! Qua đó có thể thấy, lời nói của hai vị Trần, Đinh trên mạng đâu đâu cũng mắc sai lầm, chỉ là những ngôn từ của những người không hiểu Phật pháp mà thôi. Người không biết, không chứng được Thức thứ tám chỉ là kẻ phàm phu trong pháp Đại thừa, hoàn toàn chưa thể phát sinh trí tuệ Bát Nhã. Họ còn chưa thể biết đến Tổng tướng trí của Bát Nhã, huống hồ có thể biết đến Biệt tướng trí cho đến Đạo chủng trí? Người không biết không chứng được Bát Nhã mà lại tải lên mạng những câu văn tà trái sai lầm, thị uy với tôi, loạn bàn về Ngũ trí, thật đúng là những kẻ vô trí tuệ. Hành vi như thế, có khác gì múa rìu qua mắt thợ? Thật đúng là những kẻ không biết tự lượng sức mình! Những người có trí tuệ đều cười chê họ. Lại nữa, trong cuốn “Kim Cương đỉnh du già trung phát A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề Tâm luận” của Mật tục thu thập trong “Đại Chính Tạng” cũng đã tự nói rằng: Tỳ Lô Giá Na Phật trung ương lấy Pháp giới trí làm gốc, cho nên có Tứ trí ở tứ phương. Vì thế, phải lấy việc chứng đắc Pháp giới Thể tính trí trước làm gốc rễ, tức là lấy Pháp giới Thể tính trí làm đầu, sau đó mới có Tứ trí ở Phật địa. Cái Pháp giới trí đó, như trước đã nói là phải thân chứng Thức thứ tám thì mới được sinh ra, chứ không phải là người chưa chứng được Chân Tướng thức này lại có thể phát khởi trí tuệ đó được, vì tất thảy thể tính của Pháp giới đều lấy Thức thứ tám làm cội nguồn, tất thảy thể tính của Pháp giới đều phát sinh từ Thức thứ tám, mà sinh ra vạn pháp. Đã lấy việc chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng làm Nhân của việc sinh khởi Pháp giới trí, thì người chưa chứng được Thức thứ tám sao có thể sinh khởi Pháp giới trí đây? Người nào nếu chưa phát khởi trí tuệ thể tính của Pháp giới mà nói có thể tiến tu Tứ trí ở Phật địa trước, thì thật là ăn nói điên đảo, quyết không thể có cái lý đó được! Cho nên, trí tuệ thể tính của Pháp giới phải dựa vào việc thân chứng Thức thứ tám Thực Tướng Tâm mới được, người chưa chứng Như Lai Tạng thì không thể sinh khởi trí tuệ đó. Rất nhiều Nhân Ba Thiết và những người như hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn của Mật tông còn chưa tự chứng biết, ngược lại còn quay sang chỉ trích tôi là điên đảo. Tôi nay không biết ai mới thực sự là người điên đảo đây. Các hành giả Mật tông có trí cần nên suy xét cho kỹ. Lại nữa, Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Sơ địa thực dạy trong Đại thừa là hiển Diệu, Bình hai trí, đến Thập địa là viên thành. Kim Cương sơ tâm trong Mật giáo, bắt đầu hiển lộ Kính trí, đến Kim Cương hậu tâm là hiển phát hết sức. Tác trí cũng liên đới thành tựu. Pháp giới Thể tính trí theo hai trí Diệu, Bình mà dần hiển hiện. Đến khi hai trí Kính, Tác viên mãn, thì trí tuệ này mới đạt đến cực điểm. Thứ tự thành thân của ngũ tướng, vốn biểu lộ quá trình tiến tu của Kính trí. Loại này hành giả cần chứng cảnh giới Thập địa của Hiển giáo trước, hai trí Diệu, Bình đã được hoàn thành, nhưng hai trí Kính, Tác vẫn chưa hoàn bị. Tuy thấy được không gian bày bố dày đặc của chư Phật thập phương, nhưng không lìa “pháp do nhân duyên sinh ra” (Chú thích gốc: cũng gọi là Y địa khởi tính). Tất cả mọi Như Lai trong Pháp giới chưa thể tùy ý xuất hiện, vì thế mới có tu chứng của pháp thành thân ngũ tướng”. (33-365) Nói như thế, chỗ nào cũng trái giáo bội lý, tạm gác không nói, chỉ luận riêng về một câu “Pháp giới Thể tính trí cũng phát triển quá bán” thì biết rằng Pháp giới Thể tính trí mà Mật tông nói ở đây không phải là sau khi thành Phật có đủ Tứ trí thì mới sinh ra, mà là trước khi thành Phật đã có ở trong Bồ Tát vị rồi. Tuy rằng câu nói “chứng và có được trong Thập địa của Hiển giáo” có sai lầm, nhưng cũng đã khác với câu “sau khi thành tựu Tứ trí ở Phật địa mới có” của hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn. Qua đó cũng thấy rằng hai vị Trần, Đinh còn không biết gì về giáo huấn và chủ trương của thượng sư Mật tông, thì sao có thể biết thực sự về tu chứng trong Phật pháp đây? Vấn đề hiểu biết sai lầm đối với Thể tính pháp giới của các thày Mật tông xưa nay, chỉ xem “Pháp giới đại định ca quyết” của Thượng sư Trần Kiện Dân thì cũng có thể hiểu quá nửa rồi. Quý vị độc giả có thể đọc lại ví dụ thuyết minh trong Tiết 6 Chương 10 là có thể biết sự hiểu biết của Mật tông đối với Pháp giới đều là huyền học ức tưởng (suy đoán), đều là sự tưởng tượng hư vọng bọt bèo, không phải là lời lẽ có thực chứng thật sự. Ở đây tôi không thuật lại để tránh lãng phí bút mực chương tiết. Lại nữa, “Pháp giới bản định” của Thượng sư Trần Kiện Dân cũng là một sự hư vọng. Qua khai thị về “Pháp giới bản định” của ông ta, có thể thấy ông ấy vẫn không hề biết gì về Thực tướng của Pháp giới: “Cái loại định đó của Hư Vân là định trong Tiểu thừa, là nước chết (nước tù), là Chỉ (dừng), chứ không phải là Pháp giới bản định. Khi Pháp giới bản định, tâm vẫn còn rõ ràng rành mạch cơ”. (34-934) Nói như vậy là chứng tỏ Thượng sư Trần Kiện Dân vẫn rơi vào cảnh giới của Ý thức, coi “Pháp giới hư không trong tưởng tượng” là Pháp giới nói trong Phật pháp, chứ không biết hư không chỉ là “sắc biên sắc”, dựa vào trạng thái không có một vật gì mà thiết lập ra pháp hư không, cho nên pháp hư không này là dựa vào vật chất mà có, nên mới gọi tên như vậy. Thế nhưng Trần Kiện Dân lại coi hư không là Pháp giới quan, nên có thể thấy ông ta vẫn chưa biết gì về Chân Thực nghĩa của Pháp giới, cũng chứng tỏ ông ta vẫn chưa chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, nếu không nhất định sẽ không nói vọng ngôn về Pháp giới. Vì sao Thượng sư Trần Kiện Dân lại vẫn rơi vào trong cảnh giới của Tâm ý thức vậy? Có sách làm chứng như sau: “…Tâm hưu, tâm này không phải là quả tim bằng thịt mà là chỉ Tâm của Pháp giới, là Pháp giới quên mất Pháp giới. Pháp giới tự nó vứt bỏ Pháp giới, đó gọi là Tâm hưu. Đến cảnh giới này, sự rộng rãi, mệt người, mệt mỏi đối với Pháp giới trước đây đến nay hoàn toàn biến mất, rũ bỏ tất cả. Pháp giới quên đi Pháp giới, Pháp giới tự từ bỏ chính mình. Cho nên Tâm này chính là Tâm của Pháp giới, cũng tức chính là Chân Như Diệu Tâm. Đến đây thì rũ bỏ toàn bộ, hết sạch. Đây chính là yoga vô tu, đây chính là Pháp thân thanh tịnh, cũng tức là Thường Tịch quang. Nói ra thì dễ, làm thì cực khó. Tuy khó, nhưng không phải là không thể, như hưởng là có ứng. Khi Tâm hưu, cũng chính là liễu xứ nói trong thiền tông”. (34-951) Thế nhưng Thượng sư Trần Kiện Dân hoàn toàn không biết gì về Pháp giới, còn không biết thể tính của Pháp giới chính là cội nguồn sinh ra sinh mệnh của chúng sinh – Thức thứ tám Như Lai Tạng, mà lại dùng Tâm giác tri thực hiện các loại vọng tưởng đối với hư không vô biên vô tế, sai lầm cho rằng hư không vô biên vô tế chính là Pháp giới. Rồi ông ta còn coi hư không quán tưởng như thế là Pháp giới tâm, cầu Phật pháp bên ngoài tự tâm Như Lai Tạng, trở thành kẻ cầu pháp ngoài tâm[1]. Trần Kiện Dân quán tưởng về Pháp giới như thế, cho nên tự tâm rất lấy làm mệt mỏi, bởi vậy mới nói “sự rộng rãi, mệt người, mệt mỏi đối với Pháp giới”, đúng là sự quán tưởng hư vọng mua dây buộc mình, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp. Nói về Pháp giới như thế, thì bất cứ ai thực hiện quán tưởng với Pháp giới rồi xác định đó là Pháp giới tâm, thì chẳng phải đã là người chứng ngộ thể tính của Pháp giới rồi ư. Là kẻ ngoài đạo với Phật pháp như thế mà nói về sự tu chứng của Phật pháp, nhưng các thày Mật tông lại không hề hay biết tí gì về sự sai lầm tà trái của chính mình, lại còn sùng Mật ức hiển, thực khiến người ta dở khóc dở cười. Lại nữa, vì lầm nhận hư không vô biên là Pháp giới tâm, nên (ông ta) quan sát nó thấy mệt mỏi, bởi không thể nào quan sát tường tận được, bởi hư không vô biên mà tâm lượng chúng sinh lại quá nhỏ bé. Thế nhưng, sự quan sát đó chỉ là hư vọng tưởng, vì Pháp giới tâm chính là Thức thứ tám ai ai cũng có, mà Thức thứ tám thì không nằm ở trong hư không. Thượng sư Trần Kiện Dân sai lầm cho rằng hư không là Pháp giới tâm, cho nên mới có vọng tưởng về pháp môn quán tưởng mua dây buộc mình như thế. Ngoại trừ sự mệt mỏi vọng tưởng này, ông ta còn chủ trương: “Pháp giới quên mất Pháp giới. Pháp giới tự nó vứt bỏ Pháp giới, đó gọi là Tâm hưu. Đến cảnh giới này, sự rộng rãi, mệt người, mệt mỏi đối với Pháp giới trước đây đến nay hoàn toàn biến mất, rũ bỏ tất cả”. Nói “vô ngã” như thế xong, ông ta lại tiếp tục vọng ngôn rằng: “Tâm này chính là Tâm của Pháp giới, cũng tức chính là Chân Như Diệu Tâm. Đến đây thì rũ bỏ toàn bộ, hết sạch. Đây chính là yoga vô tu, đây chính là Pháp thân thanh tịnh, cũng tức là Thường Tịch quang”. Thượng sư Trần Kiện Dân đạt cảnh giới hư không tưởng tượng bằng vọng tưởng ý thức như thế, coi đó là tâm của Pháp giới, là Pháp thân thanh tịnh, là Thường Tịch quang, thật đúng là phàm phu ngu si nói mê, coi cảnh mộng là thật vậy. Điều này cũng giống như trong “Kinh Lăng Già”, Phật nói: “Này Đại Huệ! Vì sao thế gian lại dựa vào “vô”? Vì sau khi cảm thọ tham sân si, thì vọng tưởng kế chước (chấp trước) tham sân si tính phi tính” (Quyển 3). Mật tông cũng như vậy, chấp trước vào hư không vô lượng vô biên, coi đó là Pháp giới tâm. Sau khi chấp nhận có cái “Pháp giới tâm” từ không thành có này, họ lại từ bỏ nó đi và gọi là “Tâm hưu, Vô ngã, Vô lụy (không mệt)”, nhận đó là Pháp thân thanh tịnh, là Thường tịch quang của Phật địa cứu cánh. Hành vi như thế chính là “Thế gian y vô - dựa vào cái không có ở thế gian” mà Phật vẫn thường nói. Đó gọi là hư không vô pháp, dựa vào biên tế của Sắc pháp để định nghĩa. Hư không vô pháp “tính không, duy danh[2]” thì sao có thể gọi nó là Pháp thân thanh tịnh của Thường tịch quang được? Dựa vào vô pháp để tính là một pháp có thật, rồi lại vọng tưởng coi tính (tính chất) của hư không là phi tính, đó chính là pháp ngoại đạo “Thế gian y vô” mà Phật dạy. “Pháp giới bản định” có được từ vọng tưởng như thế, lại đem ra bình loạn cảnh giới Tứ thiền Bát định của hòa thượng Hư Vân, thật đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia. Họ sùng Mật ức Hiển bằng lối tư duy vô tri như thế thì làm gì có chứng lượng Bát Nhã mà nói? Cho nên, nói tức thân thành Phật của Mật tông thắng diệu hơn cả Hiển tông, đều là những lời vô nghĩa cả. Qua việc nêu ví dụ biện chứng như thế, có thể thấy rằng Mật tông hoàn toàn không biết gì về “Pháp giới Thực tướng”. Đó là một ví dụ trong cuốn sách đó, nhưng vì chương tiết có hạn nên không thể nêu ra hết vô số ví dụ trong các Mật tục được, song chúng đều là tà kiến, rốt cuộc không hề có chút chính kiến nào. Vì Mật tông không thể nào thực chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, cho nên chạy tìm đường tắt, tự mình phát minh ra Trung Quán kiến phái Ứng Thành và phủ định Thức thứ tám Thực tướng tâm, thay thế nó bằng Đoạn diệt kiến Trung Quán phái Ứng Thành “đứng ngoài tất thảy pháp không của Như Lai Tạng”. Hoặc vì không thể chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, lại không thể phủ định được nó, Mật tông bèn thay thế nó bằng cảnh giới quán tưởng, coi cảnh giới có được từ quán tưởng là Thực tướng tâm, Pháp giới tâm, Thường tịch quang. Sau khi thay thế Phật pháp chân chính bằng phương thức mận thay đào chết (đoạt hồn cướp xác) như thế, Mật tông lại phát minh thêm trí tuệ thứ năm – Pháp giới Thể tính trí, đem trí tuệ thể tính của Pháp giới “Bát Nhã căn bản trí” mà các Bồ Tát thất trụ vị chứng được còn họ thì không chứng được đó suy tôn thành Pháp giới Thể tính trí mà phải sau khi thành Phật có đầy đủ Tứ trí mới chứng được. Thế nhưng, họ lại hiểu nhầm về thể tính của Pháp giới, coi Tâm ý thức nhất niệm bất sinh, Lạc Minh vô niệm, ly niệm linh tri là Tâm Như Lai Tạng, hoặc như những người Trung Quán kiến phái Ứng Thành phủ định thẳng thừng Tâm thức thứ bảy, Thức thứ tám. Với các loại tà tri, tà kiến đó của Mật tông, hoàn toàn không biết, cũng không chứng được thể tính của Pháp giới, thế mà lại nói rằng họ có thể biết, có thể chứng được Pháp giới Thể tính trí, vọng xưng rằng “Pháp giới Thể tính trí” mà họ chứng nhầm đó là trí tuệ cao nhất, cao hơn cả Tứ trí ở Phật địa bên Hiển giáo, chẳng khác gì một gã ăn mày nhặt được cái áo gấm rách nát bèn nói vống lên rằng mình còn giàu hơn cả quốc vương. Như thế mà sao người có trí tuệ lại tin họ được?
[1] Chú thích của người dịch: Định nghĩa về “ngoại đạo” chính là “cầu Pháp ngoài TÂM”. [2] Chú thích của người dịch: “Duy danh” là chỉ có tên gọi mà không có thật.
Lượt xem trang: 35528 |
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |