Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 2: Pháp Thiên thức lâm chung của phái khác -2 |
Như vậy, cho dù cái được quán tưởng là của bản thân mình hay là quán tưởng thay cho người khác, thì cái Thức mà thày trò Mật tông kia quán ra đều không phải là Căn bản thức, thì cái pháp Thiên thức mà bọn họ dựa trên nền tảng này để nói, để truyền, để tu chỉ là pháp vô ý nghĩa do hư vọng tưởng làm ra. Như thế mà nói có thể thay người khác siêu độ đến thế giới Cực Lạc, như thế mà nói Mật tông hiểu nhất về pháp siêu độ, nói pháp siêu độ của Mật tông là thắng diệu nhất, thực sự là một thứ tôn giáo ngu si khoác lác không biết xấu hổ, vì Thức được chuyển dời không phải là Bản thức, bởi pháp họ tu không thể chuyển dời Thức của bất cứ chúng sinh hữu tình nào đến được thế giới Cực Lạc. Sự quán tưởng đầy hư vọng của pháp Thiên thức đó còn không thể dịch chuyển được Căn bản thức của chính mình, mà còn nói có thể siêu độ Căn bản thức của người chết đến thế giới Cực Lạc, thật là suy tưởng đảo lộn. Bởi lẽ các thày của tứ đại phái Mật tông xưa nay đều không hề biết Căn bản thức của mình và các chúng sinh hữu tình khác nằm ở chỗ nào, vì họ đều sai lầm cho rằng Minh điểm do quán tưởng mà thành chính là Căn bản thức. Lại nữa, do các thày Mật tông muốn dựa nhờ vào quán tưởng của pháp Thiên thức, cầu mong lúc lâm chung dùng pháp quán tưởng bắn Bản thức vào trong tử cung của Không Hành Mẫu để vãng sinh Không Hành tịnh độ, cho nên gọi đó là vọng tưởng. Thứ nhất, Không Hành tịnh độ chỉ là “tịnh độ” do các thày Mật tông tự bày đặt ra, không phải là Tịnh Độ mà Phật giảng, cho nên mới nói pháp Thiên thức là vọng tưởng. Thứ hai, pháp Thiên thức như thế chỉ là cuồng tưởng hư vọng do tự ý bất như lý sinh ra, không phải là Phật pháp thật sự. Như hình vẽ Bạch Không Hành Mẫu của phái Hương Ba Cát Cử, thậm chí là hình dáng tư thế ngồi nhưng lại nhấc cao hai chân nhằm để lộ rõ hình âm đạo chỗ kín (chi tiết xem ảnh màu phía dưới trang 60 cuốn sách số 32 trong danh mục sách tham khảo, cuốn sách này không in thêm). Lại cũng như Độ Mẫu các loại màu sắc, đều đứng trụ một chân, chân kia nhấc cao để lộ rõ âm đạo chỗ kín của mình. Mục đích tạo hình tượng và hình vẽ rộng rãi như vậy là nhằm để hành giả Mật tông – đặc biệt là những người chưa từng tiếp xúc với nữ giới như các nam hành giả - dễ dàng quán tưởng chỗ kín của Không Hành Mẫu đến mức độ rõ ràng như vậy, để khi xả báo (chết) mới có thể bắn “Bản thức Mệnh căn Minh điểm” vào chỗ nào. Tất cả những thứ đó đều là hư vọng tưởng hết. Điều này nói có sách đàng hoàng: “Quán tưởng thiên thức Bạch Không Hành Nữ: Quán tưởng trên đầu hành giả có Bạch Không Hành Nữ, giống hệt như pháp quán Hợi Mẫu, đặc biệt không quán Hợi nhĩ (Chú thích gốc: Hợi tức là đầu lợn), chú trọng tư thế bay lên, hai tay nhấc cao hai chân, mở rộng ngửa lên trên để hoa sen của người nữ cắm lên đầu chót Trung mạch hành giả. Lúc này hành giả đã đem toàn bộ nhục thể (của mình) quán thành Không, chỉ còn lại Trung mạch biểu thị Pháp thân và Khí trí tuệ, Minh điểm trí tuệ trong Trung mạch; sau đó tu Bảo bình trí khí, trực xung Phật thân trí tuệ Minh điểm biểu thị thức thứ chín Như Lai Tạng, đi qua Trung mạch, nhập vào liên cung (nhập vào tử cung), giả danh là hoài thai Phật tử, bay vào Phật thổ”. (34-188) Lại có đoạn văn khác làm chứng: “Hành giả nên quán ba đời không có Tự tính, đều do vọng tưởng quyết định nó. Quá khứ đã không chết, tương lai thì chưa sinh mới, hiện tại không có chỗ trú. Ba đời nối tiếp, vô thủy vô chung. Trong pháp giới Chân Như này, không đoạn không thường. Hôm nay sẽ trở thành ngày hôm qua của ngày mai, hôm nay cũng có thể trở thành ngày mai của hôm qua. Quá khứ tương lai đã không tồn tại, hiện tại cũng không thể tồn tại một mình, ba đời đều như là một, nhất thời thông ba thời. Như vậy hôm qua tất cả hành giả quán trên đầu có Bạch Không Hành Nữ, giống như pháp quán Hợi Mẫu, đặc biệt không quán Hợi nhĩ (Chú thích gốc: Hợi tức là đầu lợn), chú trọng tư thế bay lên, dùng hai tay nhấc cao hai chân, mở rộng ngửa lên trên để hoa sen của người nữ cắm lên đầu chót Trung mạch hành giả. Lúc này hành giả đã coi Mệnh không có tướng chết đi, tương lai tất cả tuế mệnh, cũng không có tướng sinh mới, hiện tại không trụ lại một sát na nào, cũng không có triệu chứng tất chết đặc biệt nào. Thông liền ba đời, chỉ ở trong một mạch Chân Như, như thế này thì không sinh cũng không tất chết. Hành giả quả thực có thể tiếp tục trụ ở trong định Chân Như, không sinh không diệt, thành tựu Niết Bàn rồi. Hoặc ẩn hoặc hiện, như cầu vồng như hư không, vô lượng thọ quang, tức là đã hoàn thành nó rồi…Toàn bộ nhục thể quán Không, chỉ còn lại Trung mạch biểu thị Pháp thân và Khí trí tuệ, Minh điểm trí tuệ trong Trung mạch; sau đó tu Bảo bình trí khí, trực xung Phật thân trí tuệ Minh điểm đại diện thức thứ chín Như Lai Tạng, đi qua Trung mạch, nhập vào liên cung, giả danh là hoài thai Phật tử, bay vào Phật thổ. Pháp quán này không bàn mà giống với bốn điều kiện luận ở tiết trên, lại càng rõ ràng ngắn gọn, cho nên tu nó cực dễ cảm ứng”. (34-677) Tất cả hình vẽ, tượng khắc Độ Mẫu trong Mật tông đều có ý nghĩa này. (tuy nhiên) Đó là thứ vọng tưởng. Bởi Minh điểm không phải là Thức thứ tám, thức thứ chín, Khí trong khí công cũng hoàn toàn không liên quan gì đến trí tuệ trong Phật pháp; quán tưởng thành công Minh điểm Trung mạch cũng hoàn toàn không liên quan gì đến trí tuệ Phật pháp. Pháp thân chính là Thức thứ tám A Lại Da hoặc Dị Thục thức, Vô Cấu thức mà Phật tuyên thuyết, không phải là Trung mạch và Minh điểm. Còn người vãng sinh đến Tịnh độ của chư Phật, chỉ cần phù hợp với thông nguyện (nguyện chung) và biệt nguyện (nguyên riêng) của chư Phật, thì khi xả báo, Phật sẽ tự cùng các Bồ Tát cầm hoa sen thanh tịnh đến tiếp đón, không cần như Mật tông phát minh riêng ra Không Hành Mẫu, Độ Mẫu đến tiếp dẫn, cũng không cần Mật tông phát minh riêng ra tử cung âm đạo Không Hành Mẫu bất tịnh để thu nhiếp lấy Căn bản thức của người chết. Lại nữa, sau khi quán tưởng Trung mạch và Minh điểm thành công, hành giả Mật tông vẫn hoàn toàn không biết gì về Căn bản thức thứ tám – Vô Tâm Tướng Tâm – nói trong các kinh Bát Nhã, huống hồ có thể biết được thức thứ chín Như Lai Tạng đã đoạn Phân đoạn sinh tử? Vì thế họ không nên nói Trung mạch Minh điểm là thức thứ chín Như Lai Tạng đại diện cho Pháp thân. Thậm chí, sau khi tiến tu và quán tưởng tu luyện Bảo bình khí thành công, họ vẫn hoàn toàn không biết gì về Căn bản thức (hoặc còn gọi là Thức thứ tám, hoặc phương tiện gọi là thức thứ chín, thức thứ mười. Chi tiết xem thêm cuốn sách “Chính pháp nhãn tạng – Hộ pháp tập” của tôi), hoàn toàn không biết gì về Tâm Không tính là chỗ dựa của trí tuệ Trung Quán Bát Nhã cơ bản nhất trong Đại thừa, thì sao có thể nói Trung mạch, Minh điểm, Bảo bình khí là “Phật thân trí tuệ Minh điểm đại diện thức thứ chín”? Đó chỉ là Mật tông lấy ngoại đạo pháp thay thế cho Phật pháp, nói như thế quả thực là những lời lẽ hư vọng. Mà người Mật tông quán tưởng thành tựu xong, cho đến khi xả thọ, nếu quả thực có những người như Không Hành Mẫu, lục Độ Mẫu, hồng Độ Mẫu…đến tiếp dẫn, thì tuyệt đối không phải là vãng sinh đến Tịnh độ của chư Phật, mà là vãng sinh đến “tịnh độ” của La Sát hoặc “tịnh độ” của Dạ Xoa do các thày Mật tông dựa vào quỷ thần mà nói ra. Vì sao vậy? Vì những người vãng sinh đến Tịnh độ của chư Phật, sở hành sở nguyện của họ khi còn tại thế (còn đang sống) bắt buộc phải tương ứng với biệt nguyệt của chư Phật, thì sau đó mới có thể vãng sinh. Còn những người tiếp dẫn hành giả vãng sinh Tịnh độ Phật đều là đích thân hoặc do Hóa thân của chư Phật đến đón đi, chứ chưa từng nhờ đến những người như Không Hành Mẫu, lục Độ Mẫu, hồng Độ Mẫu…của Mật tông đến tiếp dẫn. Chính vì thế, nếu ai theo Không Hành Mẫu, lục Độ Mẫu, hồng Độ Mẫu…của Mật tông đi vãng sinh, thì nơi đến sinh tuyệt đối không phải là Tịnh độ của chư Phật. Hành giả Mật tông nhất định phải thẩm xét kỹ chỗ này, cầu chứng ở các bộ kinh để quan sát, tránh vì muốn cầu sinh đến Tịnh độ của chư Phật mà sau khi tu pháp Thiên thức lại đến sinh nhầm vào “tịnh độ” của La Sát hoặc Dạ Xoa, từ đó mãi mãi rơi vào vòng vây của La Sát hoặc Dạ Xoa, nhập cùng bọn họ, biến thành thân La Sát hoặc Dạ Xoa, từ đó sẽ mãi rời xa và thực hành trái ngược với tu chứng của Phật pháp, như thế chẳng phải là oan uổng vô cùng hay sao? Vì sao lại nói nơi ở của Phật A Di Đà, Không Hành Mẫu, lục Độ Mẫu, hồng Độ Mẫu…do Mật tông quán tưởng ra lại không phải Tịnh độ Phật? Bởi những thứ mà “Phật, Bồ Tát” và Không Hành Mẫu, lục Độ Mẫu, hồng Độ Mẫu…do Mật tông cúng phụng yêu thích đều là cái lạc dâm xúc nam nữ và ngũ nhục, ngũ cam lộ ô uế, cho nên Mật tông thường lấy quán tưởng lạc xúc trong tu Song thân pháp để cúng dường cho “Phật, Bồ Tát” và đám Không Hành Mẫu của họ, đồng thời cũng cúng dường chúng bằng ngũ nhục và ngũ cam lộ. Ngũ nhục và ngũ cam lộ đều là những thứ mà Dạ Xoa và La Sát yêu thích; cảm xúc dâm lạc cũng là thứ mà chúng thèm khát. Trong khi đó, Phật Bồ Tát thực sự thì đã sớm vứt bỏ những thứ đó từ vô lượng kiếp trước, coi như là phân uế, tuyệt đối không đến để nhận cúng dường thứ đó. Còn những người như “Phật Bồ Tát” và Không Hành Mẫu, Độ Mẫu…mà Mật tông thờ cúng đều tham ái những vật cực ô uế như dâm lạc, ngũ cam lộ này. Có thể thấy, hành giả Mật tông sau khi tu pháp Thiên thức, “Phật Bồ Tát” và Độ Mẫu, Phật Mẫu đến tiếp dẫn họ lúc vãng sinh đều là bọn La Sát hoặc quỷ mẫu Dạ Xoa… Cho nên, chốn vãng sinh mà đám “Phật Bồ Tát” và Không Hành Mẫu, Độ Mẫu của Mật tông tiếp dẫn đến tuyệt đối không phải là Tịnh độ Phật, mà là cung điện nơi mà Dạ Xoa, La Sát ở. Chốn đó chắc chắn ở trong Dục giới, vì bọn họ đều không lìa khỏi nam nữ dục và cảnh giới đoàn thực trong Dục giới. Như thế mà tu pháp Thiên thức của Mật tông, lẽ nào là thứ mà hành giả Mật tông tu pháp Thiên thức “Di Đà” yêu thích sao? Lẽ nào là thứ mà hành giả Mật tông tu pháp Thiên thức Bạch Độ Mẫu…yêu thích sao? Những hành giả Mật tông có trí tuệ sao còn không tự thâm nhập, tư duy quan sát cho kỹ? Lại nữa, cho dù trong số các hành giả Mật tông quả thực có người đã chứng được Căn bản thức Như Lai Tạng và phù hợp với những gì Phật đã nói, thì việc anh ta quán tưởng Bản thức bắn vào Phật A Di Đà trên đỉnh đầu, hoặc trong thân tâm Bản tôn, hoặc bắn vào trong tử cung Không Hành Mẫu cũng đều là vọng tưởng, vì sự thực không phải như những gì họ quán tưởng. Hành giả Mật tông chân ngộ này nhất định sẽ phát hiện Căn bản thức thực sự tuyệt đối không phải là Minh điểm trong Trung mạch, cũng không phải là Minh điểm Trung mạch do Bảo bình khí phối hợp; anh ta sẽ nhất định phát hiện ra rằng Căn bản thức biến khắp trong Thập bát giới toàn thân, vốn dĩ không thể dựa vào pháp quán tưởng để hội tụ Bản thức lại thành một điểm, cũng không có bất kỳ pháp quán tưởng nào có thể di dời Căn bản thức Như Lai Tạng xuất ra ngoài thân, nhập vào trong tử cung của Không Hành Mẫu. Duy chỉ có thể dựa vào định lực của Tứ thiền để xả thân, còn lại trong thế gian không có bất cứ pháp nào có thể xả mạng sớm mà không phá hủy sắc thân. Cho nên, hành giả Mật tông chăm tu pháp Thiên thức mà quán tưởng Minh điểm bắn ra khỏi Phạm huyệt, dù có hô tiếng “Át” mười trăm ngàn vạn lần thì Căn bản thức vẫn trú ở trong thân, không hề bị ảnh hưởng chút xíu nào, hoàn toàn không mảy may động tâm. Qua đó có thể thấy pháp Thiên thức quả thực hư vọng và nực cười. Vậy thì sao những hành giả Mật tông tự xưng là có căn khí lợi hại hơn Đại thừa lại tin theo pháp Thiên thức hư vọng hoang đường ấy? để rồi dùng hết sức cả đời lao vào tu tập nó? để hy vọng cái pháp hư vọng đó có thể trợ giúp mình vãng sinh đến Tịnh độ Cực Lạc? Thật là vô trí hết sức! Lại nữa, về nghĩa chân thực của quán Không, quán vô Tự tính nói trong chư kinh Bát Nhã của Đại thừa, tôi đã tuyên thuyết biện chính trong Bát Nhã kiến và Như Lai Tạng Không tính kiến ở Chương 6, Chương 7 rồi, vẫn là hiện quan Không tính Thức thứ tám Như Lai Tạng của Tâm mình, và hiện quan Không tướng của vạn pháp Uẩn Xứ Giới do Như Lai Tạng sinh ra – vạn pháp Uẩn Xứ Giới duyên khởi tính Không, vô thường nên khổ, không, vô ngã…Với Không tính kiến của Bát Nhã như thế, Mật tông tuyệt đối không thể dùng Tâm ý thức quan sát vô Tự tính của Ngũ uẩn ba đời để có thể chứng được. Hành giả muốn biết điều này, xin hãy xem các cuốn sách khác của tôi (như “Lăng Già Kinh tường giải”, “Chân thực Như Lai Tạng”, “Chính pháp nhãn tạng”…), ở đây không cần nhắc lại nữa. Như vậy, các thày Mật tông xưa nay đều đem pháp Thiên thức đầy vọng tưởng này ra để nói có thể chứng, đã chứng được Niết Bàn bất sinh bất diệt, mà nói chứng được Hồng quang thân, quả thực là thứ vọng tưởng tột đỉnh, không thể tăng thêm được nữa, là người có trí tuệ sao có thể tin theo được chúng? mà còn tu học theo? mà lúc nào cũng tu tập, lãng phí biết bao nhiêu thời gian quý báu và tiền tài vào trong Mật tông? Những người có trí tuệ đều phải suy nghĩ sâu kỹ về vấn đề này, không nên mặc nhiên ngồi chấp nhận đạo mà mình tu hành Phật pháp có đầy rẫy sự tà trái hoang đường, vì sau này nhất định sẽ ảnh hưởng đến tịnh nghiệp Phật đạo trong vô lượng kiếp tương lai. Từ những đạo lý đã thuật ở trên, có thể tái khẳng định pháp Thiên thức của Mật tông chỉ là hư vọng tưởng, không phải là Phật pháp.
Lượt xem trang: 31522 |
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |