Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 10: Pháp nghĩa và hành môn của Mật tông khiến Phật giáo che mặt xấu hổ -2 |
Thế nhưng, cảnh giới “viên thành Chính giác” nhanh chóng mà không tốn phí sức lực của Mật chú thừa, thông qua quan sát cảnh giới cứu cánh thành Phật “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” mà cuốn sách này đã chứng minh bằng rất nhiều chứng cứ rõ ràng, đủ thấy rằng nó hoàn toàn không hề tương ứng với trí tuệ Bát Nhã của Phật pháp, hoàn toàn đọa vào trong tri kiến của phàm phu ngoại đạo. “Chư Phật Mật giáo” tu chứng thành công như vậy, đều là chưa từng chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, vì họ đều đứng ngoài Thức thứ tám Thực tướng tâm để nói về Bát Nhã và truyền thụ Bát Nhã. Mà người đứng ngoài Thực tướng tâm mà nói về Bát Nhã, cầu Bát Nhã đều là những kẻ ngoại đạo cầu pháp ngoài tâm mà thôi. Lại nữa, pháp nghĩa của Mật tông, từ đầu đến cuối đều vận hành xoay quanh tư tưởng dâm lạc của Song thân pháp. Bắt đầu từ việc quán đỉnh kết duyên, sau đó tu các loại quán tưởng, Minh điểm; rồi tu Thiên du già (yoga), tu thêm Bảo bình khí; sau đó thụ Mật quán cho đến Huệ quán, cuối cùng đến tinh tấn cần tu Song thân pháp tám tiếng mỗi ngày, trụ lâu trong Không Lạc song vận của dâm lạc, chỗ nào cũng đều tu chứng Phật pháp bằng Lạc Không song vận dâm lạc này. Lại còn nói Thường Lạc Ngã Tịnh của Báo thân Phật tức là trụ mãi mãi ở trong cảnh giới dâm lạc đó, không ngừng nghỉ gián đoạn, gọi đó là thành tựu cảnh giới Báo thân Phật. Pháp tà trái hoang đường như thế, sớm đã rơi vào trong pháp phi phạm hạnh tà dâm, phá giới rồi; lại còn khởi ác tâm hành các tru pháp mãnh liệt để tru sát các hành giả tông phái có kiến giải và tu hành khác mình, sớm đã rơi vào tội địa ngục cố ý giết người rồi, thế mà còn vu rằng: “Đó là những lời lẽ hạ thấp gây tổn hại do không hiểu biết gì về ý nghĩa của Mật tục gây ra”. Đã thế còn nói khoác lên rằng Mật pháp thâm ảo, sâu rộng, kỳ thực không đáng để tham cứu chút nào. Người học có lợi căn thực sự, chỉ cần nghe qua nội dung của Mật pháp là biết ngay và nhanh chóng lánh xa. Người học có lợi căn thực sự, chỉ cần nghe thiền pháp Bát Nhã là có thể y giáo phụng hành, không lâu sau là có thể thân chứng Thức thứ tám Như Lai Tạng, sinh khởi Bát Nhã trí. Thế nhưng, cái gọi là “người lợi căn”, “người có thiện căn” của Mật tông, nghe Mật pháp xong lại không biết cái sai của nó, ngược lại còn vui thích với cảnh giới thế gian mà Mật pháp đạt được, tham cầu cảm giác dâm lạc cao nhất trong Dục giới – đệ tứ hỷ trong Song thân pháp – trái ngược rất xa so với chính nghĩa Niết Bàn của Tam thừa, trái ngược rất xa so với chính nghĩa của Bát Nhã Đại thừa, trái ngược rất xa so với chính nghĩa Chủng trí ở chư địa. Những hành giả Mật tông như thế, sao có thể nói là người thượng thượng căn được? Tuyệt không có cái lý ấy! Thế nhưng các hành giả Mật chú thừa tuyệt đại đa số đều không biết sự thực này, còn nói khoác về sự thâm ảo, rộng lớn của Mật pháp, kỳ thực không đáng để nghiên cứu. Cho nên, những lời như “người thượng thượng căn mới có thể tu học pháp tức thân thành Phật của Mật tông” của các thày Mật tông đều là những lời lẽ hư vọng không thật, chỉ có thể dùng để chụp đầu những người học sơ cơ vô tri mà thôi. A Để Hạp nói rằng: “Người phạm hạnh cấm thụ Mật – Huệ quán đỉnh: ý nghĩa của câu thứ 12 “Xưa Phật trong Đại tục…”, ta sẽ căn cứ vào lời dạy của thượng sư ta tỳ kheo khất thực Dữ Kim Châu. Trong cuốn “Chân thực hiển thị quán đỉnh”, thượng sư nói: “Quán đỉnh có hai loại: loại nương dựa cư sĩ và loại nương dựa phạm hạnh”. Hỏi: Loại nào là loại nương dựa cư sĩ? Đáp: Là tất cả những gì tuyên thuyết trong kinh điển. Hỏi: Loại nào là loại nương dựa phạm hạnh? Đáp: Là trừ Mật quán và Trí huệ quán trong loại nương dựa cư sĩ. Hỏi: Vì sao phải trừ hai loại đó? Đáp: Là thế này, bởi vì mọi thứ thiện nương dựa Phật pháp mà sinh khởi đều từ giáo pháp trụ thế sinh ra, mà giáo pháp trụ thế chỉ có thể dựa vào người phạm hạnh, nhưng hai loại quán đỉnh này vừa hay lại trái ngược hẳn với phạm hạnh. Do đó, hai loại quán đỉnh này sẽ khiến cho phạm hạnh tuyệt diệt. Nếu như phạm hạnh bị tuyệt diệt rồi, thì Phật giáo sẽ lụn bại. Sau khi Phật giáo lụn bại, tất cả mọi phúc đức hiện hành cũng sẽ đoạn tuyệt, hơn nữa từ đây sẽ sinh ra vô số cái bất thiện. Cho nên, đối với những người phạm hạnh mà nói, hai loại quán đỉnh này phải đoạn trừ”. (6-255~256) Những lời nói đó của A Để Hạp đã cho thấy bản chất mâu thuẫn trong pháp Mật giáo: Giáo pháp mà bên cư sĩ có được còn hoàn chỉnh hơn cả những người phạm hạnh (xuất gia). Giáo pháp của cư sĩ tại gia bao hàm tất cả giáo pháp của Mật tông, giáo pháp họ tu cũng có đủ mọi giáo pháp của Mật tông. Nhưng với những người phạm hạnh xuất gia, vì không được phép thụ Mật quán và Huệ quán thứ ba và thứ tư, hơn nữa, A Để Hạp còn cho rằng người xuất gia không được thân tu “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” của Song thân pháp với người khác giới, cho nên có thể thấy rằng việc tu chứng tức thân thành Phật của Mật tông của họ còn không bằng sự tu chứng của người cư sĩ. Điều này lại ngược hẳn với đạo lý tứ chúng tu chứng bình đẳng bên Hiển giáo. Tông giáo đi trái với phép tắc căn bản xuất ly sinh tử như thế, thì sao có thể nói “Mật pháp vừa thâm ảo và rộng lớn, là cảnh giới tu hành của người lợi căn, là tinh hoa của Phật giáo” được? Tuyệt đối không thể có lý ấy! Vì có sự mâu thuẫn này mà tứ đại giáo phái của Mật tông sau này đều chủ trương người xuất gia trong Mật tông cũng được chấp nhận thụ Mật quán và Huệ quán thứ ba và thứ tư, cũng được hợp tu Song thân pháp với những người nữ khác. Hồng, Bạch, Hoa giáo như thế, Tông Khách Ba của Hoàng giáo cũng chủ trương như vậy cả (chi tiết xem các khai thị của Tông Khách Ba liệt trong sách này). Cho nên, sự việc đến bước này đều có nguyên nhân từ việc pháp nghĩa của Mật tông trái ngược với hai đạo chủ yếu của Phật pháp Tam thừa, vì thế mà họ mới rêu rao Mật pháp là pháp tối thù thắng trong Phật giáo, là tinh hoa trong Phật giáo. Kỳ thực họ lại ngấm ngầm làm trái với những gì mình nói, cho phép Lạt Ma xuất gia cũng được hợp tu Song thân pháp với người nữ để nhằm cầu giác thụ chí cao của dâm lạc – đệ tứ hỷ. Đó chính là điểm tự mâu thuẫn giữa pháp nghĩa và thực tu của Mật tông. A Để Hạp lại nói: “Điều kiện để tu Mật chú là, với người phạm hạnh, hỏi: nếu là như thế, vậy thì những người phạm hạnh đó không được phép tiến tu Mật chú thừa ư? Đáp: tụng nói rằng, muốn nghe nói các Tục, tế lễ cúng lửa, phải là người được thày quán đỉnh. Người biết thật không có lỗi lầm. Trong nghi quỹ của tất cả các Mật tục và đàn thành, đều tuyên thuyết rất rõ ràng: Nếu thầy chú (có) phạm hạnh muốn nghe, đọc, giải thích kinh điển Mật tục cho người khác, và muốn làm cúng lửa, thí thực (bố thí thức ăn), tụng niệm, thì chỉ cần “sư quán đỉnh” – Bình quán là được rồi. Thượng sư – tỳ kheo khất thực Trảo Oa Đảo đã thuyết minh tường tận ý nghĩa này: “Hỏi: ‘(nếu) quả thật như thế, vậy người phạm hạnh lẽ nào không phải là người thiện căn Đại thừa nhất trong Đại thừa hay sao?’ Đáp: ‘Điều này tuyệt đối sai đấy. Bởi vì bất kỳ người nào chỉ cần đạt Bình quán, A xà lê quán và được phép thì sẽ được tu tập, giải thích, nghe và đọc quán đỉnh được ủy quyền của Mật tục. Đó chính là người có thiện căn’. Hỏi: ‘Vậy thì, những người tại gia lẽ nào không cần thụ Mật quán và Huệ quán hay sao?’ Đáp: ‘Có thể nói là không cần, cũng có thể nói là cần’”. (6-257) Như vậy, A Để Hạp cũng đã rơi vào sự nghi vấn tương tự, nên đã dẫn thuật lời khai thị của thày ông ta là tỳ kheo khất thực Trảo Oa Đảo ra để trả lời. Thế nhưng, khai thị như vậy lại rơi vào tình thế lấp lửng thế nào cũng được, không trả lời rõ ràng trước nghi vấn của người hỏi. Người đã được thầy quán đỉnh hoặc A xà lê quán đỉnh tức đã là người thiện căn nhất của Đại thừa rồi, thì người thụ quán đỉnh đó nếu xuất gia, thì phải hiểu là anh ta còn có đủ thiện căn hơn cả cư sĩ tại gia, thì lẽ ra phải được tu Song thân pháp mà ngự (cưỡi) Minh Phi thực thể (người thật) chứ, tại sao lại cấm người xuất gia trì phạm hạnh không được ngự dụng Minh Phi thực thể? Thật vô lý! Cho nên, có thể thấy lý luận và thực tu trong giáo pháp “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” của Mật tông đều rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, tuy rằng nặn ra nhất nhiều từ ngữ tô điểm, nhưng vẫn không thoát khỏi việc bị người có trí kiểm điểm. Tứ đại giáo phái (Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch) sau này đều thay đổi kiến giải của A Để Hạp, đều cho phép Lạt Ma xuất gia và Minh Phi thực thể hợp tu Song thân pháp. Từ sự thực này, có thể thấy lý luận và chứng cảnh thực tế của Mật pháp đều hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề của Phật pháp, tuyệt đối không phải là Phật pháp. Như thế mà nói đó là pháp môn tu hành của Phật giáo, chỉ khiến cho Phật giáo che mặt xấu hổ, khiến Phật giáo bị hiểu nhầm, khiến cho các ngoại đạo vì chuyện của Mật pháp này mà cũng tự xưng là Phật giáo, khiến cho Phật giáo chính thống phải chịu trăm điều hại mà không có lấy một điều lợi. Tôi muốn tất cả các đại sư, những người tu học đều phải hiểu rõ điều này để biết có những hành động thỏa đáng. Chư Phật Bồ Tát của Mật tông (kỳ thực đều là quỷ thần mạo danh thay thế) đều biết rõ chúng sinh nhân gian tham trước dâm lạc ở Dục giới, cho nên xoáy vào chỗ đó, duy trì mối quan hệ mật thiết với chúng sinh bằng thứ tham dục này, dùng nó để “độ hóa chúng sinh”, khuếch trương thế lực, đồng thời nhân lúc Phật giáo Mật tông đang tồn tại, yêu cầu tất cả các tự viện của Mật giáo mỗi năm tổ chức lễ cúng nhiều lần nhằm hưởng sự cúng dường các vật bất tịnh như ngũ Cam lộ và ngũ nhục. Vì duyên cớ này, họ đã giải thích cảnh giới Lạc Không song vận của dâm lạc thành cảnh giới Niết Bàn, giải thích Tâm giác tri trong Lạc Không song vận là Pháp tính của tất cả các pháp, còn nói những người chứng được Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị là người đã chứng được thể tính Bồ Đề, gọi anh ta là Bồ Đề tát đỏa. Bồ Tát như thế, thực sự là chúng sinh thấp kém nhất ở thế gian, nhưng Mật tông lại tự cao tự đại suy tôn nó – gọi nó là pháp mà chỉ có người tối thượng thượng căn mới có thể tu học, thật không đúng chính lý chút nào. Ví dụ, Tông Khách Ba đã có những khai thị thế này về pháp tu song thân: “…Thường trụ ý là ba thân thường trụ tận hư không tế. Đắc tất cả tham dục ở Tất địa, có thể tham trước tất thảy sự nghiệp hữu tình, nên mới là bậc đại tham có đại bi vô duyên (phàm là chúng sinh căn tính có thể hợp tu Song thân pháp, bất luận có mối quan hệ như thế nào với mình, nhưng đều nguyện hợp tu Song thân pháp với anh ta để lợi ích cho mình, người phát đại tâm như thế là người đại tham có đại bi vô duyên)… Nhị pháp tính ca: “Thắng pháp tối thanh tịnh, vốn giải thoát Như Lai, Phổ Hiền tất thảy tính, tu Bồ Đề tát đỏa”, do có thanh tịnh không thoái chuyển, gọi là tối thanh tịnh. Bát Niết Bàn là sự thắng diệu trong tất thảy pháp, tối thắng nhất trong các loại thắng diệu gọi là Niết Bàn Phật, vì Tự tính đó nên gọi là thắng pháp. Do Tự tính thanh tịnh nên gọi là vốn dĩ giải thoát; hiểu rõ như thực về Pháp tính chư pháp gọi là Như Lai. Hiền là thiện, Phổ là vô dư (không thừa), từ cái này có thể sinh ra cái kia vậy. Pháp giới là tất thảy pháp tướng hoặc tự tính, cho nên gọi là tất thảy tính. Người có tâm thể tính Bồ Đề, gọi là Bồ Đề tát đỏa”. (21-323) Tông Khách Ba coi cái Tâm giác tri “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” như thế là Bồ Đề tâm tính, gọi cái cảnh giới đệ tứ hỷ “cửu trụ, vĩnh trụ” vào dâm lạc như thế là chứng được Niết Bàn Phật, hoàn toàn giống với học thuyết của phái Tính Lực trong ngoại đạo Bà La Môn. Trong Ấn Độ giáo hiện nay vẫn còn duy trì pháp này, lấy đó làm giáo nghĩa cơ bản, mọi người đều biết cả. Thế nhưng cái pháp mà Mật tông nói đó, bí mật cho là thắng diệu, dùng để tự hào với người Hiển giáo lại chính là pháp này, hoàn toàn chẳng khác biệt gì so với Ấn Độ giáo, chỉ là cải dùng bằng các danh tướng quả vị do Phật thuyết mà thôi. Nếu đúng như vậy thì Ấn Độ giáo nên có tên là Phật giáo mới phải, thậm chí còn có thể như Mật tông nói còn thắng diệu, siêu việt hơn cả Phật giáo. Vì duyên cớ này mà các thượng sư Mật tông lúc nào cũng nói Thích Ca Mâu Ni Phật của Hiển giáo chỉ là Hóa thân Phật, còn Đại Nhật Như Lai mà Mật tông sùng phụng mới là “Báo thân Phật, Pháp thân Phật”, còn thắng diệu hơn cả Phật bên Hiển giáo. Ấn Độ giáo cũng có thuyết như vậy, cho nên Phật Thích Ca trong con mắt của tín đồ Ấn Độ giáo ngày nay chỉ là thần Hộ pháp mà thôi vì Ấn Độ giáo cho rằng sự tu chứng của Phật Thích Ca không bằng thần Siva của họ, cho rằng Phật Thích Ca “không hiểu”, hơn nữa cũng “chưa chứng” được pháp Lạc Không song vận. Kiến giải của các thày Mật tông không hề khác biệt chút nào so với quan điểm của Ấn Độ giáo. Như thế có thể thấy, Mật tông thực sự không khác gì Ấn Độ giáo, duy chỉ có Mật tông thuyết pháp bằng các danh tướng quả vị của kinh Phật Tam thừa, còn Ấn Độ giáo thì không hề dùng các danh tướng này trong kinh Phật, chỉ có khác ở điểm này thôi. Đạo đại Bồ Đề mà Mật tông tuyên thuyết có khác biệt lớn so với những gì nói trong chư kinh Hiển giáo. Ví dụ như phái Tát Già nói: “Đạo đại Bồ Đề: Tuy tâm trụ ở Sở duyên cảnh như trí tuệ nhãn (Mật tông gọi cảnh giới Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận của Song thân pháp là Sở duyên cảnh của họ), nhưng không chấp vào đó. Trong cái sự vô chấp trước đó, trí tuệ nhãn sinh ra quang minh, song vận vô ngại. Lại có Sở duyên cảnh như tu mệnh cần khí, chuyên tâm trụ vào đó; nếu không có cái này, thì sẽ thăng khởi tướng khác của cảnh giới vô tu, như giác thụ tướng của khói chẳng hạn. Tâm trụ vào đó, vì “phi hữu vi” nên phi thực, “sinh khởi tướng giác thụ” nên phi hư, đó chính là Đạo đại Bồ Đề hiện không song vận của cảnh giới này”. (61-154) Điều này có nghĩa là khi hành giả Mật tông Lạc Không song vận, tâm trụ ở trong cảnh giới đó mà cảm nhận đệ tứ hỷ cực lạc của dâm xúc, rồi quan sát dâm lạc đó không có hình sắc cho nên gọi là Không tính, lại quan sát Tâm giác tri khi nó trụ trong dâm lạc đó cũng không có hình sắc, nên cũng gọi là Không tính. Hai pháp này đều là Không tính, cho nên gọi là Lạc Không bất nhị. Nhờ sự quan sát này mà sinh ra quang minh (ánh sáng) của trí tuệ nhãn, đồng thời có thể quan sát thấy việc thực hiện kỹ xảo không xuất tiết tinh dịch, để có thể trụ lâu dài trong dâm lạc “Lạc Không song vận”, tức là song vận vô ngại (không có chướng ngại). Nếu cảnh giới song vận vô ngại này là người trụ lâu dài được trong đệ tứ hỷ thì đó là người chứng được đại Bồ Đề, là cứu cánh thành Phật rồi. Lại quán sát khi trụ lâu trong cảnh giới Lạc Không bất nhị, tâm trụ ở trong cảm xúc dâm lạc đó, dùng mệnh cần khí để vận hành nó, khiến cho tinh dịch không xuất ra mà có thể giữ lâu mãi được cảnh giới đại lạc cực khoái tình dục, trong cảnh giới này cần quan sát thật khéo: Cái Tâm giác tri (tâm ý thức) trụ ở trong cảnh giới đó, nó không có hình sắc nên không thực có, vì Tâm giác tri này có thể sinh ra các tướng cảm nhận, cho nên nó cũng không phải là hư vô, như vậy là không rơi vào lưỡng biên hữu vô, nên gọi là Trung đạo cứu cánh, tức là Đạo đại Bồ Đề của thành Phật cứu cánh. Như thế mà gọi là “Đạo đại Bồ Đề”, thật khác xa so với Phật thuyết. Phật nói có đầy đủ cả hai thứ “quả Giải thoát và quả Phật Bồ Đề”, cứu cánh thành tựu nên gọi là Đại Bồ Đề, chứ không dựa vào tu chứng cảnh giới dâm lạc như vậy để làm căn cứ đã chứng được đại Bồ Đề hay không. Người tu chứng quả Giải thoát, việc đầu tiên là phải đoạn trừ được Ngã kiến “Tâm giác tri Ngã thường trụ bất hoại”, sau đó tiến đến đoạn Ngã chấp bằng kiến đạo này; khi xả thọ, diệt tận Tự ngã Ngũ âm Thập bát giới, trở thành Vô Ngã thực sự gọi là Giải thoát. Mật tông thì lại coi Tâm giác tri trụ ở trong cảnh giới nhất niệm bất sinh là Niết Bàn vô dư. Tu hành như thế mà không nhập Niết Bàn, thường trụ ở trong Tam giới, dùng Song thân pháp để lợi lạc hữu tình, cho rằng như thế tức là luân hồi và Niết Bàn không hai (không khác), gọi tắt là “Luân Niết bất nhị”. Nội dung mà Mật pháp nói đó hoàn toàn khác với kinh điển Tam thừa Phật thuyết, tuyệt đối không phải là Phật pháp, vì Ngã kiến và Ngã chấp đều vẫn còn. Người tu chứng Phật Bồ Đề, trước hết phải chứng được Thức thứ tám để phát khởi trí tuệ Bát Nhã, sau đó tiến tu Biệt tướng trí nói trong chư kinh Bát Nhã, rồi lại tiến tu Nhất thiết chủng trí nói trong chư kinh của Tam chuyển pháp luân. Người viên mãn Nhất thiết chủng trí, cũng đã đoạn tận tập khí chủng tử Nhất niệm vô minh, như thế mới được gọi là chính tu của đạo Đại Bồ Đề. Nhưng nay quan sát Mật tông, dưới thì không thể biết đoạn Ngã kiến của đạo Giải thoát, giữa thì không thể chứng được Thức thứ tám mà sinh ra trí tuệ Bát Nhã, trên thì không thể chứng được Nhất thiết chủng trí, những gì họ nói, tu và chứng đều hoàn toàn không liên quan gì đến Phật Bồ Đề, cũng hoàn toàn không liên quan gì đến chính tu của đạo Giải thoát. Bằng pháp môn tu hành của phái Tính Lực ngoại đạo hoàn toàn không liên quan gì đến Phật đạo như thế mà nói suông rằng tức thân thành Phật, nói suông là đạo Giải thoát, rồi Luân Niết bất nhị, không có bất kỳ tu chứng thực chất nào liên quan đến Giải thoát và Phật Bồ Đề, mà dám xưng ngoại đạo pháp là Phật pháp cứu cánh, dùng ngoại đạo pháp để thay thế cho chính pháp mà Phật tuyên thuyết, biến thành chính tu của Phật pháp, thì sao có thể gọi nó là Phật giáo được? Các đại sư Hiển giáo khắp nơi lại còn duyên bám vào những người như Đạt Lai Lạt Ma của Mật tông, quyên góp tiền tài cho họ còn chưa đủ, thân cũng muốn đến giúp, miệng thì tán thán, không biết mình đang cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ, giúp họ phá hoại chính pháp Như Lai. Những đại sư Hiển giáo như thế, sao có thể được gọi là người có trí tuệ đây?
Lượt xem trang: 31519 |
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |