Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 10: Pháp nghĩa và hành môn của Mật tông khiến Phật giáo che mặt xấu hổ |
Tiết 10: Pháp nghĩa và hành môn của Mật tông khiến Phật giáo che mặt xấu hổ Pháp nghĩa của Mật tông tà trái như vậy, từ Mật tông Tây Tạng quảng truyền ra khắp thế giới, khiến cho những người học Phật pháp Âu Mỹ hiểu sai pháp tu song thân của Mật tông là Phật giáo thật sự. Kết quả hoằng truyền như vậy đã khiến cho giới Phật giáo phải che mặt xấu hổ. Người Tây nay đã phổ biến cho rằng pháp giáo của Mật tông chính là pháp giáo của Phật giáo, hơn nữa còn là pháp môn tu hành cao nhất trong Phật giáo, cho nên mới theo họ cùng nhận định pháp môn hợp tu song thân là chính tu trong pháp môn tu hành Phật giáo. Hành vi “hoằng dương Phật pháp” như thế của Mật tông đã khiến cho hình tượng cao siêu của Phật giáo vốn dĩ siêu thoát thế tục bị phá hoại một cách nghiêm trọng, khiến cho cả giới Phật giáo xấu hổ, đồng thời cũng khiến cho người đời vì chuyện này mà coi khinh Phật giáo. Vì Mật tông tu hành pháp này, nên xướng ngôn tức thân thành Phật. Thế nhưng, những kẻ là Liên Hoa hóa sinh của đại sư Liên Hoa Sinh và những kẻ đã thành Phật mà họ nói, đều là người đời sau ngoa truyền, bị tiêm nhiễm mà phụ họa, khiến cho đại chúng tin là thật, rồi ghi chép vào trong sách. Những người mê tín thì tin tưởng không nghi ngờ gì, nhưng thực tế đó không phải là sự thật, bởi có thể thấy thân hóa sinh của Liên Hoa Sinh vẽ trong tranh Đường Kháp của Mật tông đều là ôm người nữ giao hợp song thân, hiện kiến nhục thân của ông ta lấy vợ sinh con, thấy cảnh giới thành Phật mà ông ta nói đều chưa chứng được một phần Kiến đạo nào của Tam thừa cả. Giáo chủ Mật tông như thế, còn chưa thể chứng được cái Kiến địa, Kiến đạo của Thanh Văn ở cấp độ thấp nhất, thì nói gì đến chuyện chứng được trí tuệ Bát Nhã của Biệt giáo Đại thừa? Trí tuệ Bát Nhã ở Thất trụ vị của Biệt giáo còn chưa thể chứng được, mà dám ngoa ngôn tức thân thành Phật, thật đúng là kẻ hiểu sai Phật pháp mà khoác lác, không biết xấu hổ. Mật tông vì có pháp tức thân thành Phật như thế, là vì người nữ có thể dùng nữ căn của mình khiến cho người ta tức thân “thành Phật”, nên mới gọi những người nữ và “thiên nữ” của Dục giới, Dạ Xoa nữ, La Sát nữ, Ma nữ tình nguyện cộng tu pháp này với người khác giới là “Trí tuệ Không Hành Mẫu, Phật Mẫu”. Có sách làm chứng thế này: “Về việc kính lễ đại lạc tụng thứ ba, phải đến trước mặt thiên nữ “có Đại Lạc có thể sinh ra chư Phật” để kính lễ, bởi đó là Phật Mẫu Bát Nhã. Một thể có các Tự tính, Kim Cương bồng kinh (kinh điển của Mật tông) nói: “Pháp trí tuệ bỉ ngạn là Du già mẫu. Làm thế nào để đi sang bên đó? Phải hành Đại thủ ấn”…Lại nữa, tên khác của Mật thừa là Trung Quán, hội quy nhất Lạc, tức là lìa tất cả các bên là Trung, cho nên chỗ mạch ấy gọi là Trung mạch, chỗ khí gọi là Trí tuệ khí, chỗ Minh điểm là Đại Lạc Minh điểm, tâm vô phân biệt, như đồng nữ chiếu gương, mọi tướng có đầy đủ Không tính thắng nghĩa, đó chính là lý Thích Bát Nhã Phật Mẫu sinh ra chư Phật… Thiên nữ trong tụng này, là chỉ chung các Không Hành, hoặc tạp chủng nữ, hoặc Hợi mẫu, hoặc Vô ngã mẫu, đều được cả”. (34-330, 331) Ở đây nói trong pháp Mật tông, nếu có người nữ tự nguyện cùng tu Song thân pháp với người khác giới, vì cô ấy có nữ âm nên khiến cho người ta chứng ngộ được “Lạc Không bất nhị” và khiến hành giả tu chứng “Lạc Không song vận”, từ đó đạt được đệ tứ hỷ của dâm lạc, thành tựu công đức cứu cánh Phật địa, cho nên phải gọi người nữ sẵn lòng hợp tu Song thân pháp với nam hành giả là Phật Mẫu. Tuy nhiên, cũng có khi một vài thượng sư nào đó chủ trương: “Cái tên Không Hành Mẫu hoặc Phật Mẫu, phải là người có chứng lượng cơ bản về khí mạch, Minh điểm thì mới có thể được gọi tên đó”. Tuy rằng đa số các thượng sư không có cùng quan điểm, nhưng phàm là người nữ nguyện đem sắc thân của mình để hợp tu với nam hành giả Mật tông thì đều có thể gọi là Phật Mẫu. Quan điểm này có thể bắt gặp rất nhiều trong Mật tục. Thế nhưng, Phật Mẫu nói trong Phật pháp chân chính, là chỉ Bát Nhã. Bát Nhã tức là chứng biết được thể tính Thức thứ tám, từ việc đích thân xúc chứng Thức thứ tám, hiện tiền quan sát để hiểu biết về thể tính Thức thứ tám, từ đó chứng biết tất cả pháp giới đều sinh ra từ Thức thứ tám này. Vì biết được Chân thực tướng này, hiểu được Thực tướng pháp giới, cái trí tuệ hiểu biết đó là trí tuệ Bát Nhã. Trí tuệ Thực tướng của pháp giới này được sinh ra từ việc chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng, thì nên biết rằng thể tính căn bản của tất cả pháp giới tức chính là Như Lai Tạng. Chính vì lẽ đó mà trí tuệ Bát Nhã sinh ra từ việc chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng gọi là Phật Mẫu. Lại nữa, bởi chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng rồi, nên sinh khởi ra Tổng tướng trí và Biệt tướng trí của Bát Nhã, lại tiến tu Nhất thiết chủng trí – hiểu biết về tất cả chủng tử, tất cả giới trong Thức thứ tám, nhờ có đầy đủ trí tuệ Nhất thiết chủng trí này mà giúp cho Bồ Tát thành tựu được Phật quả cứu cánh. Mà muốn tu chứng được Nhất thiết chủng trí này, phải chứng được Thức thứ tám mà sinh khởi Tổng tướng trí, Biệt tướng trí của Bát Nhã trước đã thì mới có thể tiến tu, cho nên cái mà gọi là “Phật Mẫu” ở đây tức là trí tuệ Bát Nhã do chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng sinh ra, tuyệt đối không phải là người nữ nào như Minh Phi mà Mật tông giảng, cũng tuyệt đối không phải là Không Hành Mẫu nào như họ nói cả. Những người nữ đó đều hiểu sai về cái Không trong Bát Nhã, nhầm tưởng Tâm giác tri vô hình vô sắc là Không tính, nhầm coi cái dâm lạc vô hình vô sắc là Không tính, nhầm coi cái “Không” tướng của tất cả pháp duyên khởi tính không, chung quy hoại diệt là Không tính, tất cả đều là do hiểu sai về Bát Nhã Không mà ra. Những người nữ không biết, không hiểu gì về Bát Nhã đó mà gọi họ là Phật Mẫu, Không Hành Mẫu, thật là những chuyện hư vọng, hoang đường. Nội dung nói trong “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh”, “Tiểu phẩm Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh”, “Đại phẩm Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh”…tất cả đều nói (về Không) như vậy cả. “Lý luận Phật pháp” và pháp môn tu hành của Mật tông, quả thực khiến cho Phật giáo bị sỉ nhục. Khoảng chừng 11 (?) năm trước, từng có một Đài vô tuyến truyền hình nào đó (tựa như Công ty truyền hình Đài Loan?) từng đưa tin rằng: “Một giáo sư nào đó của nước X (tên nước và tên người này đã quên) nói rằng: ‘Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa hoa sen mỉm cười, là vì Ngài đang hưởng thụ cái lạc thủ dâm, cho nên mỉm cười’. Những lời nói đó đã dấy lên một cơn sóng lớn, giới Phật giáo đều cho rằng đó là những lời phỉ báng ác ý….nên đồng thanh đòi kiểm điểm”. Thế nhưng, nguyên nhân thực sự khiến cho các học giả nghiên cứu Phật giáo Âu Mỹ đưa ra những lời như vậy, kỳ thực là ở bản thân Phật giáo, không nên trách các học giả nghiên cứu Âu Mỹ kia. Vì sao vậy? Vì đại sư Phật giáo các nơi đều không chịu nhìn thẳng vào sự tà ác, sai lầm về pháp nghĩa của Mật tông, bởi mọi người đều cùng làm người tốt, đều cùng giữ tâm thái dĩ hòa vi quý, ngồi nhìn Mật tông hoằng truyền tà pháp dâm lạc “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận”, thừa nhận tà đạo Mật tông là chính pháp của Phật giáo. Các đại sư đó đều không chịu bài bác Mật tông, ngược lại còn thừa nhận Mật tông là một chi phái của Phật giáo (ví dụ pháp sư Ấn Thuận kiên quyết nhận định Mật tông cũng là một trong rất nhiều chi phái của Phật giáo, không chịu thừa nhận Mật tông là “ngoại đạo vào thoán cải sự chính thống”), thừa nhận pháp tu song thân của Mật tông cũng là pháp môn tu hành của Phật giáo. Ngày nay còn càng có nhiều thày bên Hiển giáo tranh nhau kết duyên với Đạt Lai Lạt Ma của Mật tông để tự nâng cao giá trị bản thân, càng thêm dẫn dắt sai lầm người học: “Pháp của Mật tông quả thực là pháp môn tu hành mà Phật tuyên thuyết”. Vì những duyên cớ đó, đã khiến cho người học trong Phật giáo phổ biến thừa nhận Mật tông là Phật giáo, thừa nhận rộng rãi pháp môn tức thân thành Phật tu hành song thân của Mật tông, huống hồ là những nhà nghiên cứu Phật giáo Âu Mỹ không biết gì về Phật pháp, sao có thể phân biệt thật giả? Cho nên, học giả nghiên cứu Phật giáo của Âu Mỹ kia nói những lời phỉ báng Phật, phỉ báng Pháp, tuy là có tội, nhưng tội lỗi của anh ta thực tế là do thái độ ba phải xuề xòa, thái độ lạm làm người tốt của các thày bên Phật giáo gây ra, vì sao không tự trách chính mình mà còn trách cứ vị giáo sư người Tây nọ? Cho nên, những người muốn trách móc kẻ phỉ báng Phật giáo của ngoại đạo kia cần nên tự phản tỉnh: Trước hết phải kiểm điểm lại các tín đồ Phật giáo (đặc biệt là các pháp sư xuất gia) xem bản thân liệu đã tận lực diệt trừ pháp ngoại đạo ra khỏi Phật giáo chưa? Trước hết phải tự kiểm điểm bản thân xem liệu đã cố gắng tuyên cáo rộng rãi với xã hội rằng “Song thân pháp của Mật tông không phải là Phật pháp” hay chưa? Cho nên, việc cấp bách trước mắt cần làm chính là phá hủy toàn diện sự bất như pháp, trái ngược Phật pháp, chỗ tà trái hoang đường trong pháp nghĩa của Mật tông để đại chúng đều được biết. Khi đại chúng đã biết rộng khắp rồi, mà vẫn còn có người buông những lời báng Phật, báng Pháp như thế thì mới dùng lời nghiêm khắc để cảnh cáo anh ta, để tránh cho người đời sau lại có những hành vi phỉ báng vô căn cứ, làm tổn hại đến Phật giáo. Trước lúc làm rõ được ranh giới giữa Phật giáo và Mật tông, khi mà người học trong bản giáo còn chưa hiểu biết rộng rãi về những chỗ trái ngược Phật pháp trong pháp nghĩa Mật tông, thì sao có đủ năng lực để thanh lọc những lời phỉ báng của người ngoài đây? Cho nên, muốn ngăn chặn việc phỉ báng vô căn cứ, làm tổn hại đến Phật giáo của ngoại đạo, kế sách thanh lọc từ gốc chính là biện chính ranh giới pháp nghĩa Hiển Mật, tức là “đem Mật tông vốn dĩ là ngoại đạo, hoàn trả lại thân phận ngoại đạo cho nó”, tức là “vạch rõ giới hạn với Mật tông, để xã hội biết rõ rằng Mật tông không phải Phật giáo”, trừ phi tứ đại phái Mật tông và tất cả các tông phái nhỏ đều công khai tuyên bố rằng: “Mật tông chúng tôi từ bỏ tất cả mọi ngoại đạo pháp, quay về chính pháp căn bản Tam thừa vốn có của Phật giáo”. Mật tông vốn là đoàn thể thần hộ pháp ăn bám Phật giáo, từ cổ đến nay vốn không có giáo nghĩa của riêng mình, chỉ là đội lốt Phật giáo, hấp thu tài nguyên của Phật giáo, rồi khẩn cầu các thần hộ pháp, giúp đỡ ban cho các pháp trợ đạo bài trừ ngoại duyên chướng đạo mà thôi. Thế nhưng sau đó, Mật tông vì để lũng đoạn tài nguyên Phật giáo nên đã thu nhập thần ngoại đạo, vin vào sự cảm ứng với pháp quỷ thần ngoại đạo, dùng thủ đoạn đó để nhanh chóng thu hút các tín đồ Phật giáo sơ cơ, hấp thụ tài nguyên trong Phật giáo để làm lớn mạnh mình. Sau đó, họ lại thâu nhập pháp tu song thân, đôn cao lên là pháp do “Báo thân Phật” nói mà Phật bên hiển giáo chưa từng tuyên thuyết. Họ đem pháp luân hồi Dục giới của ngoại đạo này, lồng thêm các danh tướng quả vị trong tu chứng Phật pháp, giải nghĩa xuyên tạc các danh tướng về cảnh giới tu chứng trong Phật pháp, rồi mỹ hóa, hợp lý hóa, Phật giáo hóa Song thân pháp của họ, sau đó cố tình ra vẻ bí mật pháp này, tự xưng là hơn cả Hiển giáo. Kỳ thực là bên ngoài hiển thị các tướng Pháp vương Phật giáo, bên trong bí mật tu hành pháp tà dâm của ngoại đạo. Bản chất tà dâm của Mật tông như thế, cộng với Trung Quán Bát Nhã kiến của phái Ứng Thành hoang đường, hoàn toàn không liên quan gì đến sự tu chứng của Phật pháp, lại còn dẫn dắt sai lầm người học Phật giáo một cách nghiêm trọng đi nhầm và thâm nhập tà đạo, tạo nên kết quả “hoằng truyền Phật pháp mà lại phá hoại Phật pháp”. Tất cả những người học quan tâm đến tiền đồ của Phật giáo, quan tâm đến tiền đồ học Phật của chính mình trong tương lai, và tất cả các trưởng lão Phật giáo, cần nên thâm nhập hiểu biết vấn đề này, cần quan sát sâu, hoạch định đại kế kiện toàn tương lai của Phật giáo. Chớ để câu chuyện Phật giáo ở Thiên Trúc khi xưa bị Mật tông tiêu diệt “đoạt hồn cướp xác” tái diễn ở Đài Loan và toàn thế giới thời đại ngày nay. Nếu như các trưởng lão xuất gia đã nhận thấy được tầm quan trọng của chuyện này mà vẫn thờ ơ cẩu thả, không nghĩ đến chuyện quật khởi phá hủy Mật tông, cứu vớt Phật giáo chính thống, tức là những kẻ vong ân Phật tổ, chỉ là những cái xác ăn chay, là những kẻ nhận cúng dường suông, là những kẻ phụ ơn tín đồ, là những kẻ vô tri vô giác bại liệt bất nhân, là những kẻ ba phải đó. Bình Thực tôi nhân đây lớn tiếng kêu gọi: khẩn thiết kính mời trưởng lão đại đức xuất gia các nơi, cần có cái nhìn đúng đắn về việc này. Vì đại kế vạn niên của Phật giáo, vì đông đảo người học đời này và đời sau, vì bản thân mình ở kiếp này và kiếp sau, tận lực nhanh chóng hiểu rõ bản chất của Mật tông, nhanh chóng tuyên thuyết cho đông đảo người học để diệt trừ pháp ngoại đạo do Mật tông đem đến, tẩn xuất ra khỏi Phật môn, để người học từ nay không còn bị ngoại đạo pháp dẫn dắt sai lầm nữa, để Phật giáo từ nay giữ gốc vô ưu. Với công đức lớn lao hộ trì Phật giáo này để cầu chứng ngộ Phật pháp và tiến tu Chủng trí, Phật chắc chắn sẽ gia hộ cho để thành đại công, đạt cái lý không gì không thể thành tựu. Nếu vẫn còn tiếp tục làm cái xác ăn chay, làm kẻ phụ ơn Phật, phụ ơn tín đồ cúng dường hộ trì, mà muốn cầu chứng ngộ Bát Nhã của Phật pháp, thì quyết không thể được đâu. Nay từ những khai thị của Liên Hoa Sinh, sự phụng hành thực tu của các hành giả Mật tông từ xưa đến nay, giáo pháp khẩu nhĩ tương truyền và sự thịnh hành của Song thân pháp vô thượng Yoga bất tuyệt đến nay, đủ để chứng minh rằng những sự phỉ báng đó của Mật tông không phải là vô cớ. Như thượng sư Liên Hoa Sinh từng khai thị thế này: “Năm bộ Không Hành lấy tâm cúng ta, vì thế ta khai duyên mà nói. Này Di Hỷ Thác Gia! Ngươi nên lắng nghe: Tu trí tuệ Không hành, có pháp người nam đơn tu, người nữ đơn tu, đều xa mà khó hành. Nếu như nam nữ vô nhị (không phân biệt thành hai) mà tu, thì sẽ là pháp tối thắng trong tất cả các pháp Không hành Dũng sĩ, tự thành Không Hành Mẫu mã đầu ôm Đại lạc, Mạch vô dư thành Không hành Dũng sĩ, tịnh phần không thể rớt mất. Từ trong Đại lạc, khuyến thỉnh Không hành, không tu mà tùy ý vận hành. Tự tu Bản tôn minh hiển, Minh điểm không lậu rớt, bảo vệ Minh điểm, nếu có lậu rớt là đoạn mệnh Không hành tâm. Tâm tuy tu, cũng bằng như không tu. Bắt đầu từ chính Du già sĩ, tự mình tu Không Hành Mẫu, Minh điểm không rớt, thì nên khuyến thỉnh trong an lạc. Công năng ngữ nghiệp của anh ta kiêm sinh ra tâm chính định tăng trưởng, thần thông xuất hiện. Tu trường thọ, đó là tối thắng. Vì thế phải nên tinh tấn, mới đủ năng lực thụ hưởng”. (34-538) Việc thượng sư Liên Hoa Sinh không ngớt miệng nói về sự thắng diệu của Song thân pháp như thế, năm lần bảy lượt khuyên hành giả Mật tông tinh tấn tu hành Song thân pháp, đều ghi chép đầy đủ trong Mật tục, chứng cứ rất rõ ràng. Tất cả các Pháp vương, Thượng sư của tứ đại phái Mật tông Tây Tạng đều không thể phủ nhận, ít nhiều đều hoằng truyền pháp này, cũng ít nhiều hợp tu pháp này với đệ tử khác giới, vì thế mà việc có Sáng Cổ Nhân ba thiết đã dám lớn tiếng nói về những người “hoàn toàn khai ngộ” của Mật tông trong sách do nhà xuất bản Chúng Sinh ấn hành tuyệt đối không phải là những lời vô nguyên nhân. Cho nên, các thượng sư Mật tông tỏ thái độ Phật mạn với những người khác (nhằm hàng phục họ) không phải là không có nguyên nhân; việc các thượng sư Mật tông chỗ nào cũng sùng Mật ức Hiển cũng không phải là vô nguyên nhân. Những ngôn từ các thể loại đó của thượng sư Mật tông và những lời nói kiểu “dâm lạc Song thân pháp có thể chứng được quang minh ở tầng thứ cao nhất” của Đạt Lai Lạt Ma đều được ghi chép trong các cuốn sách do nhà xuất bản Chúng Sinh giúp các thượng sư Mật tông xuất bản, thì sao cư sĩ Trần Lý An có thể quy chụp lên đầu tôi, cãi rằng Mật tông không có pháp tu này? Rõ ràng đó là những lời nói không trung thực. Những người nói những lời không trung thực đó là những kẻ ngu si đã tự chặt đứt nhân duyên pháp thân huệ mạng của chính mình rồi. Phòng chống phỉ báng chẳng bằng tự tu, các tín độ Phật giáo muốn tiêu diệt những kẻ phỉ báng của ngoại đạo, biện pháp căn bản là diệt trử pháp ngoại đạo ra khỏi hệ thống Phật giáo, quyết không để cho pháp ngoại đạo chui vào trong Phật môn, để tránh việc dẫn dắt sai lầm người học từ nay về sau. Đồng thời, (giới Phật tử) cũng cần phải có thêm cái nhìn đúng đắn đối với những hành vi xuyên tạc sự thật của những học giả chuyên làm mấy vụ nghiên cứu học thuật Phật giáo (ví dụ điển hình như pháp sư Ấn Thuận…) và những khảo chứng kiểu “Lịch sử tư tưởng Phật giáo”. Đồng thời phải lên tiếng bác bỏ những hành vi ngụy tạo “lịch sử Phật giáo đương đại” của đám người đó - ví dụ tán thán “pháp sư Ấn Thuận phá hoại chính pháp”, gọi ông ta là đại sư có cống hiến lớn đối với Phật giáo đương đại, ghi chép vào trong các tác phẩm văn hiến lưu giữ trong Bảo tàng lịch sử quốc gia – những hành vi xuyên tạc sự thật. Đối với những hành vi xuyên tạc sự thật này đều phải tích cực nhìn thẳng và xử lý, để tránh di họa hiểu lầm cho người học đời sau, dẫn đến sự diệt vong của Phật giáo trong tương lai. Những học giả nghiên cứu học thuật Phật giáo đó hoàn toàn không biết gì về chân nghĩa của Phật pháp, chỉ dựa vào biểu tướng bề ngoài của các trước tác của Ấn Thuận được giới Phật giáo ngày nay chấp nhận để ra sức tán thán trước hành vi phá hoại gốc rễ chính pháp của Ấn Thuận, tôn xưng ông ta là người có đại cống hiến đối với Phật giáo đương đại. Việc đảo lộn sự thực như vậy, sao có thể coi là chân tướng của lịch sử Phật giáo đương đại được? Tuyệt không có lý ấy. Các Phật tử chúng ta cũng cần nên cảnh giác trước việc này, tránh để việc này dẫn dắt sai lầm người học và khiến người tu học đời sau lại bị rơi vào trong tà kiến. Việc nên làm của Phật tử hiện nay là tẩn xuất tà pháp Mật tông ra khỏi Phật môn. Cái tà kiến chủ yếu của Mật tông là ở chỗ đem pháp ngoại đạo chui vào và thay thế chính pháp vốn có của Phật giáo, và việc tà kiến Trung Quán phái Ứng Thanh xuyên tạc, bóp méo chính kiến Bát Nhã. Những tà kiến đó đều được Đạt Lai Lạt Ma và pháp sư Ấn Thuận nỗ lực hoằng truyền, vẻ bề ngoài là hoằng truyền chính pháp Phật giáo, kỳ thực chính là phá hoại chính pháp Phật giáo từ gốc rễ, khiến cho chính pháp Phật giáo dần dần bị ngoại đạo hóa, thô thiển hóa; mục tiêu cuối cùng của họ là khiến cho pháp Như Lai Tạng căn bản của Phật pháp Tam thừa bị tiêu diệt thất truyền. Một khi Liễu nghĩa pháp, Cứu cánh pháp của Phật giáo tuyên cáo chính thức bị tiêu diệt, thì câu chuyện Phật giáo ở Thiên Trúc (Ấn Độ cổ) bị diệt trong tay Mật tông sẽ lại tái diễn trên toàn thế giới trong khoảng 30 năm nữa. Trước tính nghiêm trọng của vấn đề như vậy, tất cả các tín đồ Phật giáo quan tâm đến tương lai của Phật giáo đều không thể lơ là, thờ ơ. Trước những hành vi “Phá bỏ Song thân pháp của Mật tông” và “Phá bỏ thuyết Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông của pháp sư Ấn Thuận” của tôi, những người bị bình luận đó nhất định sẽ phản kích, chắc chắn cũng sẽ tung ra những đòn trước lúc giãy chết. Ví dụ, rất nhiều pháp sư xuất gia và cư sĩ tại gia vẫn đang tin theo pháp môn Mật tông ở các nơi trên đất Trung Quốc cố ý vu cáo nặc danh Bình Thực tôi là một trong mười đại ngoại đạo ở trên internet, vu cho tôi đồng với ngoại đạo; cũng ví dụ như những người thiển học Phật giáo ở Đài Loan với “thân phận người ngộ” vốn có của mình, vì bị tôi viết sách chứng minh họ đã ngộ sai mà bỗng chốc mất đi thân phận người đã ngộ đạo, tâm sinh sân nộ và oán hận, bèn vu cáo nặc danh tôi là “ngoại đạo đội lốt Phật giáo” ở trên mạng nhằm trút giận. Việc này cũng giống như thượng sư Mật tông Tây Tạng khi xưa mạo danh Pháp vương phái Giác Nãng là Đa La Na Tha, ngụy tạo Đa La Na Tha quảng tu “Mật truyền” của Song thân pháp, vu cho Đa La Na Tha phản đối Song thân pháp là người quảng tu Song thân pháp, qua đó để dẫn dắt tín đồ phái Giác Nãng đời sau tin tưởng chúng. Những hành vi kiểu đó, đều là cùng một giuộc cả. Thế nhưng, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, ánh sáng bản thân không mờ ảo thì cũng bị người ta nhìn thấy, cho nên chính pháp cứu cánh liễu nghĩa cũng như vậy. Tuy từng bị cấy tang vật, vu là pháp ngoại đạo, nhưng cuối cùng vẫn được người học có trí biết đến, dựa vào sự tu chứng thấy khớp với nghĩa lý kinh giáo Tam thừa, rồi dần dần sẽ được người học tán đồng chấp nhận. Cho nên những vị thày ngộ sai bên Hiển giáo và các pháp sư, cư sĩ Mật tông có những lời vu cáo, phỉ báng đối với tôi, cuối cùng theo dòng thời gian cũng sẽ được người học hiểu ra, (sai trái) không thể che giấu được lâu. Vì thế, thời gian càng dài về sau, họ vừa không thể đạt được mục đích vu cáo hãm hại Bình Thực tôi mà còn thành thành tựu tội địa ngục phỉ báng chính pháp, phỉ báng Thắng nghĩa tăng. Họ đã đánh đổi trọng báo địa ngục cực nặng thuần khổ trong vô lượng kiếp tương lai bằng sự sung sướng mồm miệng nhất thời trước mắt và danh văn lợi dưỡng mấy chục năm ở kiếp này, thì không thể nói đó là những người có trí được. Rất nhiều người kế thừa, hoằng truyền tà kiến của pháp sư Ấn Thuận, tuy ngấm ngầm vu cáo tôi ở khắp nơi, nhưng lại không dám dùng tên thật và chữ viết để biện luận pháp nghĩa trước rất nhiều cuốn sách mà tôi viết bình luận về tà kiến của pháp sư Ấn Thuận. Tuy rơi vào cảnh khốn cùng như vậy, nhưng họ vẫn không chịu sự thực cầu thị, kiểm điểm chính tà, vẫn còn ngoan cố dùng những ngôn từ tô điểm che chắn, nói họ không thèm biện luận pháp nghĩa với “Bình Thực ngoài nghề”, lại tiếp tục đi theo con đường mòn – bám vào đại thanh danh của pháp sư Ấn Thuận có được từ việc phát hành các trước tác hơn 50 năm, dựa vào các hội nghị học thuật của Bảo tàng lịch sử quốc gia để tôn sùng những thứ không đúng sự thật của Ấn Thuận. Những hành vi đó đều là sự “giãy chết” của thày trò họ trong việc hoằng truyền pháp của Ấn Thuận vậy. Có thể thấy rằng, họ hò nhau ra sức hoằng truyền tà pháp của Ấn Thuận chỉ là muốn dựa vào đại thanh thế này để cầu sinh tồn. Sự giãy chết kiểu đó tuyệt đối không phải là hành vi của những người có trí nên làm. Cái mà người có trí cần thực hiện, đó là cầu chứng cái đạo lý chân thực, để phù hợp với chân nghĩa Phật pháp Tam thừa, mới là ý nghĩa gốc lúc mới phát nguyện xuất gia – bởi mục đích của người xuất gia trong Phật giáo chính là để cầu chứng trí tuệ chân thực. Những người xuất gia tu học các trước tác của Ấn Thuận nay cần phải khẩn thiết tham cứu và tu chính lại, nếu không sẽ trở thành những kẻ chấp mê bất ngộ, cũng là những kẻ đối nghịch với chính bản ý xuất gia của mình năm xưa đó. Những người “nghiên cứu học thuật Phật giáo” theo các pháp sư, cư sĩ hoằng truyền tà kiến Ấn Thuận mà cùng có những hành vi tương tự, cũng không phải là những người có trí tuệ. Vì họ làm những việc tôn sùng không thật này xong, đến 10 năm, 20 năm sau sẽ lại bị những người nghiên cứu học thuật Phật giáo sau này cười giễu. Những người nghiên cứu học thuật Phật giáo thời sau vì hiểu rõ được pháp nghĩa Phật giáo, nên biết được những gì họ làm trước đây đều là văn chương ngôn từ hư vọng, sẽ dựa vào thật lý để phê phán, quét sạch thanh danh của họ đi. Những việc như vậy đều có thể dự kiến được. Cho nên, những người nghiên cứu học thuật Phật giáo ăn bám theo danh tiếng của Ấn Thuận, tiếp tục biện hộ cho những phán đoán sai lầm của mình trước đây, tiếp tục tôn sùng tà kiến của Ấn Thuận – cho rằng Ấn Thuận là người có cống hiến lớn đối với nền Phật giáo Trung Quốc hiện nay, tiếp tục đảo lộn sự thật để tuyên dương không thật, rốt cuộc sẽ không tránh khỏi việc bị người đời sau căn cứ vào sự thật để bài xích, phá tà kiến của họ, khi đó danh tiếng một đời sẽ trôi tuột theo dòng nước, có hối hận cũng không kịp nữa rồi. Bình Thực tôi vốn đã nhận thấy trước điều này, nên viết trước những lời từ bi trong cuốn sách này, phổ nguyện tất cả những người có trí phát tâm ra tay khiến những người đó biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Vì sao nói vậy? Vì những người nghiên cứu học thuật Phật giáo đó, mục đích của họ chẳng gì ngoài việc muốn lưu danh trên “lịch sử học thuật Phật giáo”, chẳng gì ngoài việc muốn tranh được một vị trí trong giới học thuật cả. Tâm thái như thế có thể châm chước được, vì như thế nghiên cứu học thuật Phật giáo cũng có thể trở thành một nghề trong 360 nghề, cũng có thể biến thành công cụ để mưu sinh. Thế nhưng nếu vô trí tuệ, mê muội trước sự thật mà tôn sùng những việc không nên không đáng, thì sau này cuối cùng tất sẽ vì cầu vinh mà lại thành chịu nhục, được không đủ bù mất. Rất mong các nhà nghiên cứu học thuật lưu ý đến điều này. Pháp tu song thân của Mật tông ngày nay, không chỉ có bị các tông, các phái khác dị nghị mà trong Mật tông thời xưa, cũng đã sớm có những tranh luận rồi: “Tụng rằng: Vì để cầu sư trưởng quán đỉnh, phải thực hiện các công việc thí bảo, y giáo phụng hành, khiến cho hiền thiện sư tâm sinh hoan hỉ. Vì lương sư tâm sinh vui vẻ, viên mãn truyền thụ sư quán đỉnh, thanh tịnh các tội là thể tính, tức thành tu thiện căn Tất địa…Như trên đã khai thị về phương pháp “sau khi an trụ ở Mật chú thừa, sẽ nhanh chóng viên thành Chính giác mà không phí chút sức lực nào, đồng thời cuối cùng mưu phúc lợi cho người khác”, nay để ngăn trừ những ngộ nhận hiểu sai về Mật chú thừa, cho nên tụng nói: Xưa Phật trong Đại tục, vì cực lực ngăn ngừa, người phạm hạnh chớ nhận, Mật và huệ quán đỉnh. Nếu trì quán đỉnh đó, sẽ khó hành phạm hạnh, vì vi phạm ngăn ngừa, phá hoại luật khó hành. Người trì cấm giới đó, sẽ sinh thắng tội khác, chắc chắn đọa ác thú, nên cũng không thành tựu… Đối với Mật thừa, cũng có một số người nói rằng: “Nếu đã không hiểu biết như thực về cái đại lý thú của Mật chú, thì cần Mật chú thừa để làm cái gì? Nên hướng nhập Ba La Mật Đa thừa, Thanh Văn thừa và Độc Giác thừa thuần tịnh. Vì chuyện gần gũi phụ nữ như vậy, sẽ gây ra tội đọa phi phạm hạnh. Vì thực hành tru pháp (pháp niệm chú tru diệt kẻ khác) mãnh liệt, sẽ gây ra tội lỗi sát sinh. Vì thế không nên chí thú hành Mật chú thừa”. Đó là những lời lẽ hạ thấp gây tổn hại do không hiểu biết gì về ý nghĩa của Mật tục gây ra. Mật pháp vừa thâm sâu lại rộng lớn, là cảnh giới tu hành của những người lợi căn, là tinh hoa của Phật giáo, là cảnh giới tu hành của người thiện căn có duyên, tập khí đặc biệt. Do đó, những người hạ thấp và gây tổn hại đến Mật pháp, không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn sẽ bị đọa xuống làm chúng sinh địa ngục. Bởi vì họ hạ thấp và gây tổn hại đến pháp ngữ của Như Lai, lại còn phỉ báng giáo pháp thâm ảo”. (6-252~255)
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |