Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 9: Trừ lậu, chứng Thiền định, viên mãn Bồ Đề của Mật tông -3 |
Nay Bồ Tát sơ địa của Mật tông chỉ là thông đạt ngũ luân trong Trung mạch là có thể được gọi là Bồ Tát quả vị sơ địa, hoàn toàn không có đầy đủ Căn bản trí cần thiết để nhập Sơ địa – Trí tuệ Minh Tâm của Bồ Tát ở Thất trụ vị. Lại hoàn toàn không biết, không chứng, không giải Đạo chủng trí, căn bản không phải là Bồ Tát Sơ địa mà Phật giáo định nghĩa. Hành môn và lý luận mà Mật tông thuyết nói và tu hành hoàn toàn khác với pháp của Phật giáo, những gì chứng được đều hoàn toàn khác xa với những gì mà Phật giáo chứng đắc, về bản chất Mật giáo hoàn toàn là ngoại đạo, vì sao pháp sư Ấn Thuận có thể nói Mật tông là Phật giáo? Ngoại đạo Mật tông như thế mà lại dám đem Bồ Tát sơ địa, chư địa của Phật giáo ra tự xưng để trùm đầu những người học Hiển giáo. Kỳ thực hoàn toàn chỉ là pháp môn tu hành của ngoại đạo, khoác vẻ bề ngoài của Phật giáo và danh tướng của Phật pháp để huyễn hoặc người tu học mà thôi. Ấy thế mà đại sư Phật giáo ở các đạo tràng lớn của Đài Loan lại có thể chấp nhận thứ ngoại đó trà trộn, tồn tại trong Phật giáo, khiến cho họ tiếp tục thu nạp tài nguyên Phật giáo và dùng pháp ngoại đạo để thay thế Phật pháp, muốn tái diễn ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục câu chuyện Phật giáo ở Thiên Trúc khi xưa bị Mật tông “đoạt hồn cướp xác”. Các đại sư Hiển giáo Đài Loan lại bao dung họ mà không bài bác, ngược lại còn bám vào đại thanh danh của Đạt Lai Lạt Ma bên Mật giáo trên phương diện chính trị để tự nâng cao giá trị bản thân, ngu si đến mức độ đó, quả thật là chuyện không thể nghĩ bàn. “Bồ Tát sơ địa” mà Mật tông tự xưng như vậy, tuy đã xuất gia thụ giới Tỳ kheo, vì đã tu chứng thông đạt khí mạch trong Trung mạch, nên khi tu chứng pháp môn Lạc Không bất nhị Vô thượng Yoga, lại dựa vào Minh Phi thực thể để tu – tức hợp tu pháp Lạc Không song vận dâm lạc với người nữ, nhưng lại không coi là phạm giới. Đây là nguyên tắc để Mật tông đánh giá khi người xuất gia hợp tu Song thân pháp với người khác giới, cho nên người xuất gia trong Mật tông nếu (là người) đã tu thành công Trung mạch Bình khí, thông đạt mà không tiết lậu tinh dịch, tuy đã ngự (nằm lên) người nữ, hai căn (bộ phận sinh dục) tương nhập để thụ hưởng dâm lạc thì cũng không coi là phạm giới. Câu “Từ khí mạch đã đắc, đăng địa trở lên; Nữ nhân tuy dựa vào không đến nỗi phạm giới” trong khẩu quyết đơn truyền trên chính là ý này. Đó là cách mà Mật tông nhận định người nào phạm giới hay không phạm giới, chốt ở chỗ liệu có thể điều khí tự tại mà không xuất tinh là chính yếu, chứ không ở chỗ liệu có đoạn trừ được cái tham dục này hay không. Hồng, Bạch, Hoa giáo và Tông Khách Ba của Hoàng giáo, tất thảy đều giữ kiến giải (quan niệm) này, hoàn toàn không có sự khác biệt nào. Đó là tà kiến, vì đã thụ hưởng dâm lạc này tức là tham rồi, vì Tứ hỷ mà Mật pháp chứng được chính là sự cảm nhận dâm lạc, bởi đệ tứ hỷ chính là sự chí lạc, chí tham của sự tiếp xúc dâm dục thế gian. Lại nữa, trong khẩu quyết đơn truyền có câu “Đầy đủ phương tiện trì giới, thực hành truyền dạy; Trong kinh đã nói, kẻ hành dâm thông thường; Có sai lầm, nhưng khác với chuyện này”, nghĩa là nếu có đầy đủ phương tiện mà không phạm giới Tam muội da (chỉ việc không vì thụ dâm lạc mà xuất tinh, rớt lậu Minh điểm), tức có thể dùng Song thân pháp này để hợp tu cùng người nữ, đồng thời truyền thụ Song thân pháp này, bất luận là Lạt Ma xuất gia hay là Thượng sư tại gia. Người đơn truyền khẩu quyết và dạy đệ tử tu học Song thân pháp như thế, tức là người “trì giới và hành giáo thụ”, ý là hành vi đó khác với sự hành dâm của người thế tục thông thường, và hành vi đó không phải là tội lỗi sai lầm gì hết, nó khác với việc hành dâm có tội lỗi của người thế tục. Trong khẩu quyết đơn truyền này còn nói: “Phàm là hành giả đã quán đỉnh bí mật; Từ đây có thể tu trí tuệ quán nghĩa; Thụ trì căn bản, chỉ có đây là diệu pháp; Một ngày đoạn khuyết là phạm Tam muội da”, nghĩa là: Hành giả Mật tông đã thụ quán đỉnh bí mật rồi thì có thể tu trì Song thân pháp này, để sinh khởi trí tuệ Lạc Không bất nhị. Nếu hành giả Mật tông sau khi thụ quán đỉnh bí mật này mà không thể chấp nhận “chỉ có đây là diệu pháp” thì bị coi là người phạm giới. Nếu người nào sau khi thụ quán đỉnh bí mật này mà không thể ngày ngày chăm chỉ tu hành, lỡ có một ngày đoạn khuyết – tức có một ngày không tu pháp môn “dâm lạc và Không tính bất nhị” này thì tức là người hủy phạm giới Tam muội da. Căn cứ vào giới luật của Mật tông, người hủy phạm giới Tam muội da, sau khi chết nhất định sẽ đọa địa ngục. Cho nên, người nào đã thụ quán đỉnh bí mật rồi, thì bắt buộc phải hợp tu Song thân pháp với người khác giới mỗi ngày để thụ hưởng dâm lạc, để Lạc Không song vận, nếu không sẽ trở thành người vi phạm giới Tam muội da. Nếu người xuất gia trong Mật tông không thể hợp tu với người khác giới hàng ngày, thì theo khẩu quyết này dạy, phải tự phương tiện để tu: “Nếu không giáng được thì ngồi tựa tiên nhân; Hai tay ôm rốn, chùy rủ mắt cá chân; Thân giới tham tâm nhỏ yếu dần đi; Đốt tay sinh khởi năm Không Hành Mẫu; Chùy mềm không cứng, vuốt nhẹ Minh điểm hạ; Mễ Lặc (Mật Lặc Nhật Ba) nói giáng (xuất) tựa dáng con rùa bò”, ý là trước hết dùng pháp quán tưởng dẫn sinh dâm lạc để tu Lạc Không song vận. Nếu khi dùng pháp quán tưởng mà không thể gây ra cảm giác dâm lạc, thì lại phải quán tưởng ở mỗi ngón tay trên năm đầu ngón tay mình có một Minh Phi, sau đó dùng “năm ngón Minh Phi” này vuốt ve dương vật để sinh dâm lạc, dẫn đến cực khoái nhất, khiến cho tinh dịch “giáng hạ tựa dáng con rùa bò” như Mật Lặc Nhật Ba mô tả, không được xuất tinh liền một phát như người thế tục cho xong chuyện, mà phải giữ ở trong cảnh giới cực khoái tình dục nhất đó, chỉ khiến cho tinh dịch từ từ chầm chậm xuất ra như dạng tơ kiểu con rùa bò qua. Cứ thế giữ mình ở trạng thái lạc xúc mấy lần gần cực khoái tình dục, khiến tinh dịch sắp xuất mà không phụt mạch, cứ trụ lâu mãi trong cảnh giới cực lạc này. Nếu có thể làm cho tinh dịch không trực tiếp phụt ra, mà chỉ chảy ra tự nhiên chút ít như dáng rùa bò, cứ trụ lâu như thế để tu Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị, tu chứng lấy “Câu sinh trí” để thành “Phật đạo” của Mật tông. Trạng thái tinh dịch xuất ra tựa dáng rùa bò mà Mật Lặc Nhật Ba nói đó chính là cảnh giới đệ tứ hỷ. Khi trụ ở cảnh giới đệ tứ hỷ này, cực khoái tình dục giữ mãi không ngừng, mà nhất tâm an trú ở đó. Cái cảm giác lạc khi đó không chỉ lan khắp toàn thân, mà còn lan tỏa lên tận đỉnh đầu. Thế nhưng, cái lạc ở đỉnh đầu và lạc cảm nhận ở hạ thể (bộ phận sinh dục) hơi khác nhau một chút. Cảm giác sung sướng ở đỉnh đầu như hơi lịm đi (nhưng không phải là lịm ngất hẳn), cảm nhận sự sung sướng tột độ (Cái lạc thụ này rất khó dùng ngôn ngữ để miêu tả, chỉ có người trong cuộc mới có thể biết được. Người nữ tại gia nếu có phối ngẫu/ người chồng có khả năng tình dục cực mạnh, mà thường xuyên được hưởng thụ cực khoái tình dục liên tục bất đoạn dài lâu thì có thể hiểu được ý này). Chính lúc đang trụ ở trong cảnh giới này, hơi thở thường tạm ngừng, không có vào ra gì nữa. Lạc thụ này và cảm giác dâm lạc ở hạ thể cùng tồn tại, nếu như lạc thụ ở hạ thể mất đi thì lạc thụ ở đỉnh đầu cũng theo đó mà biến mất. Cái cảnh giới khoái lạc như thế, những đàn ông có vợ trên thế gian cho đến lúc chết, trong cả ngàn người mới có được một người từng cảm nhận được cảm giác dâm lạc này. Mà với người đàn ông từng cảm nhận được khoái lạc tột đỉnh này, trong suốt cuộc đời cũng không phải lúc nào cũng cảm nhận được. Nếu như người nào có thể cảm nhận được khoái lạc tột đỉnh đầu này từ ba đến năm lần trong cuộc đời thì đã là hy hữu lắm rồi. Nhưng hành giả Mật tông vì đã tu thành công Minh điểm Trung mạch và Bảo bình khí, cho nên thường có thể hưởng thụ được đệ tứ hỷ chí lạc như thế này, không phải người đàn ông bình thường nào ở thế gian cũng có thể biết được. Đó chính là cái lạc như dáng con rùa bò mà Mật Lặc Nhật Ba đã nói, chính là cảnh giới của đệ tứ hỷ đó. Cảnh giới như thế, các Lạt Ma và Thượng sư Mật tông từng chứng được, trong trăm người muốn tìm một người cũng khó. Vì thế người chứng được cảnh giới này phải là người có chứng lượng cực cao “đã thành Phật đạo, cứu cánh thành Phật” trong Mật tông, gọi là Pháp vương. Thế nhưng, việc tu chứng được cảnh giới đệ tứ hỷ này, cứ cho là thành công thì cũng chỉ là ngoại đạo phàm phu mà thôi. Cho dù có thành tựu công đức tinh hành tiên, sắc thân có thể trụ được ở nhân gian, thọ đến ngàn vạn tuổi, thì cũng chỉ là “thánh nhân” của ngoại đạo Mật tông, vẫn là phàm phu ngoại đạo trong Phật giáo. Vì sao vậy? Vì pháp mà hành giả Mật tông tu thành vẫn chỉ là pháp hữu vi thế gian của ngoại đạo, trong “Kinh Lăng Nghiêm” Phật nói đó là ngoại đạo “Tinh Hành Tiên”, hoàn toàn chẳng liên quan gì đến đạo Giải Thoát của Nhị thừa Bồ Đề, cũng hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Phật Bồ Đề của Đại thừa Bồ Đề, vì thế những người như Nguyệt Xứng, Mai Kỷ Ba…ở Thiên Trúc, rồi đến Liên Hoa Sinh, A Để Hạp, Mã Nhĩ Ba, Mật Lặc Nhật Ba, Tông Khách Ba, Cương Ba Ba... ở Tây Tạng, cho đến Đạt Lai Lạt Ma, Trần Lý An…ngày nay, tất cả đều là những người tu hành ngoại đạo, vì pháp môn mà họ tu, họ chứng và lý luận của họ từ đầu đã không phải là chính pháp của Phật giáo rồi. “Bồ Tát sơ địa” ở Thông đạt vị của Mật tông như vậy, căn bản không phải là Bồ Tát Sơ địa ở Thông đạt vị trong Phật pháp, mà là mạo dùng danh tướng “Sơ địa” trong Phật giáo để trùm đầu người tu học Phật pháp, nhằm dẫn dắt người tu học trong Phật giáo từng bước theo họ đi nhầm đường, sau này tất sẽ quay lại để báng chính pháp là phi pháp, tất sẽ phỉ báng những người chứng ngộ thật sự trong Phật giáo là ngộ sai, tất sẽ phỉ báng người chân ngộ là phàm phu, hoặc chửi họ có chứng lượng nông cạn. Ở thân phàm phu mà phỉ báng chính pháp, hiền thánh như thế, quả báo tương lai thật khó mà tưởng tượng nổi! Nói ra thì họ đáng thương lắm lắm! Trên đây là nói các “Lạt Ma” Mật tông khi tu chứng đạo tức thân thành Phật, lúc không có Minh Phi để dùng, phải dùng pháp tự tu trên ngón tay mình (một dạng thủ dâm). Khi Mật Lặc Nhật Ba tự tu trong sơn động hẻo lánh một mình đã tự tu hành như thế. Vì thế, trong khẩu quyết có nói rằng: “Đối với tỳ kheo trì giới thanh tịnh; Dựa vào nữ thân tất bị người phỉ báng; Cho nên phải dùng phương tiện của chính mình; Như tinh yếu của khẩu quyết ở trên đã nói”. Các Lạt Ma của Mật tông Tây Tạng khi tự tu trong tự viện vào buổi tối, để tránh bị người ngoài chửi là “hành dâm với người nữ”, nên phải “tự tu trên ngón tay” theo pháp như vậy đó. Khẩu quyết có câu “Mạch như phòng ở, khí như chủ nhân phòng; Minh điểm tựa như tiền tài mà an trú; Mạch Không minh hiển, có thể nhiếp trì nữ nhân; Cho nên lấy mạch để làm nội Không Hành; Nội mà thành tựu, ngoại có thể kiêm dẫn đến”, nghĩa là nói các Lạt Ma Mật tông lúc bình thường phải tự tu Song thân pháp bằng pháp phương tiện nói trên, để tránh bị người ta biết người xuất gia Mật tông hợp tu với nữ giới mà chửi mắng. Thế nhưng, các Lạt Ma Mật tông nếu Trung mạch đã thông đạt như một ống rỗng, trên dưới đều đã thông suốt một mạch, mà Minh điểm lại rõ ràng phân minh, có thể tự do lên xuống, thì do Mạch đã thành nội Không Hành, đã thành tựu bên trong rồi, nên Minh Phi ngoài thân cũng có thể kiêm dắt đến – tức có thể sử dụng Minh Phi người thật, có thể hợp tu Song thân pháp với người nữ đó để thụ dâm lạc mà tu Lạc Không song vận. Trong khẩu quyết truyền đơn cũng nói thế này: “Trung mạch của mình, Hải Loa mạch phía dưới thân; Đầu mạch tiếp với gốc chùy Kim Cương; Ma sát với nó, Minh điểm hạ sinh lạc; An lạc không hay biết gọi là tham trước; Nhận ra Bản thể Không Lạc hợp làm một; Mật tông nói đó là Đại thủ ấn; Không có an lạc, chỉ thấy cái Không đó; Đó là Trung Quán kiến nói ở trong kinh; Tát bổn thì cũng cho là Đại thủ ấn”, nghĩa là: Khi nữ hành giả Mật tông hợp tu Song thân pháp pháp với nam hành giả, nên giao hợp với nam hành giả, đem mạch Hải Loa phía dưới cùng của Trung mạch trong thân mình tiếp xúc và cọ sát với gốc dương vật của nam hành giả, khiến sinh ra khoái cảm dâm lạc mà tiết ra dâm dịch. Trong lúc hưởng lạc thì quán sát lạc xúc (sự tiếp xúc sinh lạc) đó vốn không có hình sắc, cho nên cảm nhận tiếp xúc trong dâm lạc tức là Không tính. Mà cái tâm nhận biết được sự lạc khoái này cũng vô hình vô sắc, cho nên cũng là Không tính. Quán sát các tính “Không” của tiếp xúc dâm lạc và “Không” của Tâm giác tri cảm nhận dâm lạc thấy rằng Tâm giác tri thụ lạc và dâm lạc đều cùng là một cái “Không”, kỳ thực không hai, cho nên gọi là chứng được cái gọi là “Lạc Không bất nhị”. Pháp tu như thế gọi là pháp Đại thủ ấn Vô thượng Yoga của Mật tông. Nếu như không hợp tu Song thân pháp với người khác giới, mà chỉ đơn tu Tâm giác tri Không, thì người “ngộ” ra cái Tâm giác tri tức là Không tính đó cũng có thể gọi là Đại thủ ấn, nhưng chỉ là “Trung Quán kiến thuật trong kinh” mà thôi (Không có an lạc, chỉ thấy cái Không đó; Đó là Trung Quán kiến nói ở trong kinh), không phải là cứu cánh thành Phật, không thể thành tựu Cứu cánh Phật của Mật tông (Trung Quán kiến nói trong kinh kỳ thực không phải như Mật tông nói như thế. Chi tiết xem Bát Nhã Trung Quán kiến và Như Lai Tạng kiến nói trong Tập 2, 3 phần trước, ở đây không nhắc lại nữa). Nếu có thể quán sát Tâm giác tri cảm nhận dâm lạc đó tựa như hư không, mà quán tưởng Tâm giác tri mình khế hợp với hư không, quán tưởng Tâm giác tri có thể tính quảng đại như hư không kia, thì lúc truy cầu sự chí lạc mà nhỡ lậu tiết Minh điểm, cũng vì “Có ý lạc này, tuy rớt (xuất tinh) không thành tội”. Cho nên, khi lậu điểm (xuất tinh) liệu có cấu thành tội phạm giới Tam muội da hay không, các phái nói đều không có chuẩn mực nhất định, chỉ buộc phải quán sát Tâm giác tri của mình quảng đại như hư không, chứng biết Tâm giác tri của mình tức là Không tính, thì có thể không chịu sự hạn chế của vấn đề “lậu bất lậu điểm”, mà không trở thành tội phạm giới Tam muội da. Vì thế, nếu vì cầu chứng dâm lạc đệ tứ hỷ tối cao mà dẫn đến lậu điểm, thì cũng không bị coi là phạm giới, chỉ cần “có ý lạc như hư không” là được. Cho nên, trong yếu quyết khẩu truyền này cũng mới nói rằng: “Sau đó, Tâm và hư không đó khế hợp; Như hư không đó, quán thể tính quảng đại; Quyền pháp như trên, dùng sức mà thực hành; Minh điểm chớ lậu, như lời thề gìn giữ; Có ý lạc này, tuy rớt (xuất tinh) không thành tội”. Nếu người nào có thể tu chứng được đệ tứ hỷ như vậy, buộc phải giao hợp với người khác giới trong một thời gian dài mà không phân ly (rời nhau), đồng thời giữ cho cơn dâm lạc đó ở trong trạng thái cực khoái nhất. Mà người có thể trụ ở Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận như thế tức là đã đạt đến cảnh giới “Cứu cánh thành Phật” của Mật tông rồi. Người như thế là người thành tựu đủ ba thân “Pháp, Báo, Hóa” trong Mật tông. Giáo pháp mà Mã Nhị Ba truyền thụ cho Mật Lặc Nhật Ba chính là pháp tức thân thành Phật này. Pháp mà Mật Lặc Nhật Ba tu thành tựu, và truyền cho Cương Ba Ba cũng vẫn là pháp tức thân thành tựu “Cứu cánh Phật” này. Bạch giáo như vậy, Hồng, Hoàng, Hoa giáo cũng như thế cả. Cho nên, trong khẩu quyết mới nói: “Nếu không giáng được thì ngồi tựa tiên nhân; Hai tay ôm rốn, chùy rủ mắt cá chân; Thân giới tham tâm nhỏ yếu dần đi; Đốt tay sinh khởi năm Không Hành Mẫu; Chùy mềm không cứng, vuốt nhẹ Minh điểm hạ; Mễ Lặc (Mật Lặc Nhật Ba) nói giáng (xuất) tựa dáng con rùa bò”. Năm xưa, Mật Lặc Nhật Ba độc cư trong sơn động, pháp ông ta tự tu không nằm ngoài pháp này. Đó cũng chính là pháp chư “Phật” “đã thành Phật” của Mật tông đều tu. Cũng bởi tu pháp này, cho nên các “Phật” được mời đến tất cả các pháp hội của Mật tông Tây Tạng đều là “Phật” có tướng song thân giao hợp. Mật tông nói tất cả Báo thân Phật đều thường trụ trong cảnh giới Đại Lạc của thứ dâm lạc này. Cảnh giới Đại Lạc đó chính là Đại dâm lạc đệ tứ hỷ ôm Minh Phi giao hợp sinh ra. “Phật” như thế mà được gọi là “Phật”, thì định nghĩa về hai chữ “Phật giáo” có lẽ nên phải viết lại. Từ sự thực này, cho nên mới nói Mật tông bắt đầu từ lý luận quán đỉnh cho đến Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận của pháp tu song thân cuối cùng, đều trái ngược với Phật pháp Tam thừa, đều không phải là Phật pháp, vậy vì sao Ấn Thuận lại kiên trì chủ trương Mật tông cũng là tông phái trong Phật giáo đây? Căn bản chỉ là thứ ngoại đạo giả dùng giáo tướng của Phật giáo và danh tướng của Phật pháp để bao bọc bề ngoài, như con chó sói khoác lên mình bộ da dê, chỉ là ngoại đạo giả làm Phật giáo để thu hút tài nguyên Phật giáo, bởi nó tuyệt đối không phải là Phật giáo. Về pháp tu này, phái Tát Già chủ trương buộc phải đồng đều ngữ, dục và gia trì, tức là Thân ngữ đẳng quân, Sở dục đẳng quân, Gia trì đẳng quân: “Thân ngữ đẳng quân: tứ chi của bản thân và Thủ ấn, trong sát na tu đồng đều với Bản Tôn thân, ngữ mạch đồng đều với tụng Mật chú. Kinh cũng nói: ‘Tâm thiên thân và tâm lời thề cũng đồng”. Sở dục đẳng quân: bản thân dựa vào Minh Phi để mong muốn Câu sinh trí hiện tiền, khế chính đẳng giác; Minh Phi dựa vào mình cũng làm quán tưởng như thế, gọi là Chính giác Bồ Đề sở dục đẳng quân. Gia trì đẳng quân: (Chú thích gốc: gia trì đẳng quân trong này có liên quan đến quá nhiều thực tu song vận, cho nên lược bỏ). Bình Thực chú thích thêm: Xem các tiết của chương này là hiểu”. (61-279) Phái Tát Già có bổ sung thêm như sau: Còn phải dựa vào năm yếu pháp khẩu quyết Giáng, Trì, Hồi, Biến, Hộ để nhiếp thụ nó. Chi tiết như ví dụ trong Tiết 6 của Chương này, ở đây không lặp lại.
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |