Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 9: Trừ lậu, chứng Thiền định, viên mãn Bồ Đề của Mật tông |
Tiết 9: Trừ lậu, chứng Thiền định, viên mãn Bồ Đề của Mật tông Việc trừ lậu, chứng Thiền định, viên mãn Bồ Đề của Mật tông đều ở trong cảnh giới của pháp tu song thân, lấy phương pháp hành dâm làm công phu, đồng thời lấy việc quán hành cảnh giới trong dâm hành làm chính tu hành trong thiền định và Phật Bồ Đề: lấy tinh dịch không lậu tiết làm vô lậu, lấy việc nhất tâm bất loạn an trụ lâu dài trong cảnh giới dâm lạc làm thiền định (Tam muội da), lấy chứng đắc cảnh giới “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” của Song thân pháp để làm Phật Bồ Đề viên mãn. Cái gọi là “trừ lậu” nghĩa là: “Minh điểm lậu (khi hợp tu Song thân pháp không cẩn thận nên tiết lậu tinh dịch) tức là cái sở y (chỗ dựa) thất bại, nó có thể gây ra chướng ngại trong thiền định (gây chướng ngại cảnh giới nhất tâm bất loạn trong cực khoái tình dục dâm lạc), cho nên buộc phải giữ gìn và bảo vệ. Cái lục lậu tức là: Lậu do sinh lạc lan khắp (chỉ việc vì cực khoái tình dục lên quá mạnh, không thể kiềm chế được nên dẫn đến xuất tinh); Lậu do mộng tập khí ma quỷ (Vì ma quỷ dụ dỗ nên hành dâm trong mơ mà xuất tinh – mộng tinh); Lậu do mắc các chứng nhiễu dịch (Vì cơ thể suy nhược dẫn đến di tinh); Lậu do tham Minh Phi tác duyên (Vì hợp tu Song thân pháp với Minh Phi mà tham cực khoái tình dục nên xuất tinh, trở thành Lậu trong tham); Lậu do ẩm thực bất điều (Vì ăn uống không điều hòa dẫn đến di tinh); Lậu do sai lầm hành chỉ bất đoan (Vì tham lam nữ sắc, nam sắc mà dẫn đến mắc sai lầm, lậu tiết tinh dịch). Lậu do sinh lạc lan khắp: Anh ta tăng trưởng tịnh phần bằng sức mạnh tu tập, khi thụ lạc sung mãn, lan khắp thân, do hành sự quá mãnh liệt hoặc cười mà lậu mất (xuất tinh). Cách bảo hộ bằng các phương pháp “Lục thế biến”, “Tịch phẫn ngũ đạo dẫn”, “chữ Hồng sức mạnh đặc thù” (Chi tiết các cách xem trong Tiết 6, 7, 8 của Chương này). Vào lúc anh ta đóng mở, nếu thuần thục (làm quen) mà hành thủ ấn Sư tử giải thoát thì Minh điểm sẽ không rớt mất. Lậu do mộng tập khí ma quỷ: Dùng bốn thứ hương an tức đen, lõa trùng não chưa thối nát, hạt cải trắng đốt lửa, liên huyết chưa bốc mùi (máu kinh nguyệt) đem điều chế. Giã hạt cải trắng rang trên sắt, lại dùng miếng đá day ép, cho nó ra dầu; sau đó lại giã hương an tức, cũng dùng đá để day nghiền. Làm như thế vài lần rồi giã não và máu, trộn đều chế thành hoàn to cỡ hạt đậu, đặt lên lòng bàn tay, dùng nước bọt hoặc tiểu hương (nước tiểu), trộn đều ra nước, đắp lên quan Mật xứ và vùng eo, chắc chắn sẽ khắc phục được. Cách khác là: Lấy dây thừng đen ba sợi bện vào nhau, thắt 32 nút, sau khi tụng nhiều lần Bản tôn tâm chú thì buộc ở quanh eo, dùng áo bẩn của phụ nữ đeo vào, thì cũng có thể bảo vệ khỏi lậu rớt do tập khí. Lại nữa… Lậu do mắc các chứng nhiễu dịch: Ăn các đồ bổ dưỡng, và nghiền bột ba thứ cay. Khi bụng đói thì ăn một chút. Lại đắp da lông dày giữ nhiệt của các loại mãnh thú vào chỗ Mật xứ và quanh eo, đặt từ 5 – 7 đống lửa quanh mình, đứng cách chừng một khuỷu tay, chắc chắn có thể định được. Lậu do tham Minh Phi tác duyên: Cách bảo hộ là lúc đóng mở thì hành pháp thủ hộ đặc thù, đó là Lục biến. Ngoài ra cũng dùng hương an tức xông khói vào các căn môn, cho trứng vào túi, buộc vào Mật xứ. Dùng trứng vịt trời đẻ lần đầu có tác dụng bảo hộ rất tốt. Lại nữa, có thể dùng hoa, quả chín hoàn toàn lượng bằng nhau, nghiền thành bột, thêm sữa vào để điều chế, uống lúc bụng đói. Đó là cách bảo hộ bằng ăn uống và thuốc tốt nhất. Nếu đến đây mà vẫn không bảo vệ nổi thì phải đứng ngược (trồng cây chuối) để thủ hộ, tự thành Bản tôn thắng quan, nhổ hết lông tóc đã trắng màu, bôi bột phân bò lên thân, tay trái cầm quả dừa bên trong đựng nước tiểu, tay phải cầm lông cánh chim công, đắp lên Mật xứ, tụng… Nếu lượng nhiều ít không thỏa đáng mà vô lạc (nếu vì thành phần nhiều ít phối hợp không đúng dẫn đến lúc hành dâm, cảm giác dâm lạc không xuất hiện), thì lại tu tập các hành tạo cảm giác. Về hai thứ “Lậu do ẩm thực bất điều” và “Lậu do sai lầm hành chỉ bất đoan” thì giống với phần thụ Cam lộ trong ẩm thực, hành chỉ đã dạy trong Chương trước, không có sai khác gì. Những pháp này là phải đoạn khi trung tập giới, nhất định phải thủ hộ”. (61-419~422) Sáu loại rớt lậu tinh dịch đó gọi là “Hữu lậu”. Nếu người nào có thể dụng công thực hành theo Mật pháp đã truyền mà đạt đến trình độ bất lậu tinh dịch thì nghĩa là đã trừ các lậu, thành tựu “pháp vô lậu” – trở thành Thánh nhân đã chứng được cảnh giới vô lậu – khi “Lậu tận thông” đạt được thì thành A La Hán. “Lậu tận thông” này có thành tựu hay không là việc cực kỳ quan trọng trong Mật tông. Hành giả Mật tông nếu không thể tu thành công “Lậu tận thông” này, tất cả mọi dụng công tinh tấn trong hành môn đều uổng phí, mãi mãi bị cái việc lậu rớt tinh dịch trói buộc, không thể giải thoát khỏi sự trói buộc này, cũng vĩnh viễn không thể “thành Phật” – vĩnh viễn không thể viên thành “Phật Bồ Đề”, vì tu hành đạo Giải Thoát và tu chứng Phật Bồ Đề của Mật tông đều được phân chia ranh giới bằng việc tinh dịch có lậu hay không lậu, và có chứng được dâm lạc tối cao của đệ tứ hỷ hay không. Những người có trí đọc những lời thuyết minh này, đối chiếu với các lời “khai thị” của các thày Mật tông xưa nay mà tôi đã dẫn chứng, thì sẽ biết “đạo Bí mật tức thân thành Phật” của Mật tông có phải là tà đạo sai trái hay không mà nên tránh xa ngay lập tức. Chỉ có những kẻ vô trí khác sùng bái lời nói bề ngoài và tham dâm thì mới tiếp tục tu học pháp này. Pháp môn tu hành của Mật tông lấy cảnh giới thường trụ dâm lạc của Song thân pháp và Tâm giác tri thụ lạc làm bản thể lý luận trung tâm của họ, cho nên làm thế nào tu thành công công phu tinh dịch bất lậu trở thành mục tiêu hàng đầu của hành giả Mật tông. Cho nên, phương pháp và khẩu quyết tu chứng Minh điểm bất lậu vô cùng hữu ích và quan trọng đối với họ, vì nam hành giả Mật tông “hữu lậu” không thể trụ lâu trong lạc xúc được: “Khẩu quyết Minh điểm bất lậu: Ban đầu tu khí vài lần, tưởng (tưởng tượng) trên miệng chùy (lỗ tiểu chỗ quy đầu) có hoa sen trắng nở ra ngoài, cành hoa sen đó từ miệng chùy chui vào đến giữa rốn, chỗ này có chữ Hồng màu đỏ, nó ??? (chữ Phạn, lược bỏ không chép) móc cái cành như sợi thừng, tứ chi dùng sức, bụng áp lưng, mắt đảo, lưỡi đẩy, kết ấn Độc cổ chữ, ngón tay cắm ngược Đỉnh môn, niệm trường Hồng (âm Hồng dài), tâm duyên theo chữ Hồng đỏ móc hoa sen nhập chùy, như lúc đảo bụng, chùy và sen tuần theo Trung mạch lên đến đỉnh, chùy thành nhục kế (búi tóc bằng thịt), trên búi tóc có hoa sen, trên hoa có chữ Hồng đỏ. Đó là khẩu quyết bất lậu thậm thâm, phàm là mãn di, bệnh di, mộng di, tham di (“di” là chỉ lậu tiết tinh dịch) đều có thể trị. Khẩu quyết này truyền từ A Xà Lê Hương Ba, thày Hỏa Ba Gia Luân, bên ngoài không có truyền thừa của Hương Ba Cát Cư, vốn không nên công khai. Đệ tử dùng pháp này có chỗ giống với khẩu quyết Mã âm tàng tướng trong “Hợi mẫu thậm thâm dẫn đạo” của thày Liên (Hoa Sinh), mà bên ngoài thể loại đau khổ này nhiều nhất, cho nên chép thêm ở đây, xin cầu hộ pháp Không hành nhẫn xá (tha cho)”. (34-632~633) Những người đã tu thành Mạch khí Minh điểm, dựa vào pháp nói trên, và các pháp môn khác để tu thành Minh điểm bất lậu, từ việc tu ba loại khẩu quyết “Thủ hộ Tam muội da và Thọ dụng ấn” để tiến tới thọ dụng Sự nghiệp thủ ấn (Minh Phi thực thể), đắc quả Bồ Đề Mật tông viên mãn: “Khẩu quyết thủ hộ Tam muội da: Theo điển tịch, hiểu biết về Tam muội da, nếu như có khuyết phạm, thì khẩu quyết bổ cứu là, ngày mùng 10 tháng trước và ngày 25 tháng sau cúng tha tử (thực tử - đồ ăn), hành cúng hỏa, niệm bách tự minh. Hành giả nếu không thể nhiếp trì Kim Cương Không Hành, thì không thể đạt chứng ngộ, nên thường xuyên tu đẳng trì trên pháp nghĩa (thường nên tu đẳng trì trên Song thân pháp như thế này), thụ dụng ngũ nhục, ngũ cam lộ. Nếu không thể nhiếp thụ Bảo Sinh Không Hành (Bảo Sinh Không Hành Mẫu) thì không thể che ngăn được cảnh hiển hiện. Phải tránh xa thế gian, tìm đến nơi tịch tĩnh. Nếu không thể nhiếp thụ liên hoa Không Hành (Không Hành Mẫu chủng tính liên hoa) thì không thể sinh noãn lạc. Phải tu Chuyết hỏa, và dựa vào Sự nghiệp mẫu chuyết hỏa rực cháy (Cần dựa vào việc chứng đắc Chuyết hỏa để tu Song thân pháp với Không Hành Mẫu tự nguyện hợp tu song thân). Sự nghiệp Không Hành không thể nhiếp trì, gia trì suy nhược, quyến thuộc quá ít thì việc nhiều không dám làm. Cần đoạn trừ vật tham trước, tu hai pháp thành tựu Thắng, Cộng, tu Hợi mẫu Mật tu pháp”. (34-633) Người nhiếp trì Không Hành Mẫu (Minh Phi) như thế, nếu có thể trụ lâu dài trong dâm lạc, giữ được nhất niệm bất sinh mà không lìa “Không tính kiến”, tức là chứng được Thiền định của Mật tông – Tam muội da. Tam muội da mà Mật tông hộ trì chính là “Đẳng chí” nhất tâm bất loạn trong thứ dâm lạc này. Hai từ “Đẳng trì” và “Đẳng chí” mà Mật tông hay nói đến chính là cái “Tam muội da” này. Tuy nhiên, vấn đề này quả thực hoàn toàn không liên quan gì đến Thiền định “Tam muội da”. Đẳng chí, Đẳng trì, Đẳng dẫn trong Thiền định có định nghĩa nhất định của nó: Đó là chỉ Tứ thiền Bát định. Còn Tam muội da mà Mật tông đề xướng tu chứng còn không thể vượt qua được cảnh giới Lục thiên của Dục giới thì sao có thể nói là Thiền định Tam muội da được? Không có cái lý đó! Người chứng Thiền định, nhất định phải có được định cảnh hoặc định lực từ Sơ thiền trở lên, thì mới có thể gọi là Tam muội da. Như vậy, Mật tông tự giải thích cái tên Tam muội da, cũng không khác gì việc Mật tông tự ý giải thích tất cả các danh tướng chứng lượng của Phật pháp được ghi chép trong các kinh Phật, đều là giải thích theo ý riêng của mình, chứ không giải thích theo chân ý mà Phật dạy. Vì thế, tất cả sở thuyết, sở tu, sở chứng của các thày Mật tông đều tu trái với Phật pháp, đem lý luận và “tu chứng” của pháp môn ngoại đạo – với đầy đủ cảnh giới và tà kiến của phàm phu ngoại đạo để phủ định những người tu chứng chính pháp của Hiển tông, nói chứng lượng của họ nông cạn. Thật hoang đường vô cùng! “Khẩu quyết thọ dụng thủ ấn (khẩu quyết thọ dụng Minh Phi thực thể): Năm bộ khẩu quyết thủ ấn mẫu, tu tụng đã viên mãn, lúc tu thì lấy hoàng đan vẽ hình thái cực lên giữa lông mày của mình, đem Thiên linh cái (Ca ba la[1]) đã tu thành công kẹp ở sườn trái, tay cầm thiên trượng tam tiêm (ba đầu nhọn), trống nhỏ, đi lại khắp nơi. Không Hành trí tuệ như người con gái bình thường, Tín, Trí, Bi đều lớn, thanh niên đẹp đẽ, chân tay đều động bên trái trước. Móng tay hồng, trên thịt trắng hồng; phát hoàng quang, âm thanh vi diệu, eo nhỏ, khí vị tốt đẹp, trán có ba vạch nộ, giữa mi phóng quang vòng thái cực. Sau khi nhìn, khởi sinh tâm mạn Hề Lỗ Cát[2], đi nhiễu (vòng quanh) bên trái người nữ này, niệm ??? (câu chú, lược bỏ), thổi vào đỉnh đầu người ấy. Thổi xong, quán (tưởng) người nữ đó biến thành chữ Diệp, nhập vào Tâm mình. Dùng tay phải nhiều lần dắt vào nhập tưởng, có thể câu nhiếp. Sau khi câu nhiếp, bôi bột thơm lên Thủ ấn (Minh Phi thực thể), tạo các loại trang nghiêm, như tự ý hành (tùy theo ý mình mà hành dâm hành với người ấy): Ngày mùng 1, 2, 3, xem mặt, chân, tay (thưởng thức vẻ đẹp của Minh Phi), đó gọi là Học sắc. Sau này Học thanh (thưởng thức âm thanh lời nói, ca hát của người ấy); Sau đó lại ngửi khí (mùi hương), hôn khắp thân, nuốt nước bọt của người ấy, vuốt ve vú và hoa sen (âm hộ) cô ta. Nếu như Minh điểm sắp rơi (vì cực khoái tình dục mà chuẩn bị xuất tinh), thì phải định ở trên An lạc Đại thủ ấn (không cho xuất tinh mà trụ lâu ở trong cái lạc đó), đó gọi là Học lạc. Ban đầu thì để Minh điểm giáng (vào Hải để luân dẫn sinh ra dâm lạc), sau đó là Chiết (theo đó chiết lên không cho xuất tinh), tiếp nữa là Trì (sau đó thì duy trì thật lâu cái cảm giác dâm lạc này mà tiếp tục không ngừng, cũng không xuất tinh). Sau đó, (quán tưởng) tự mình thành Hề Lỗ Cát, chùy thành năm bộ chùy (màu) lam, trang nghiêm bằng chữ Hồng. Minh Mẫu, quán là Hợi mẫu (quán tưởng Minh Phi thành Hợi mẫu), liên hoa quán thành tam giác sinh pháp cung (quán tưởng phần hạ thể của Minh Phi thành cung điện có thể sinh tất cả các pháp hình tam giác), chữ Diệp trang nghiêm. Vô nhị tương bão (ôm lấy Minh Phi bằng Kiến địa Lạc Không vô nhị), trước tiên hành bằng đầu chùy (trước hết hành dâm với hạ thể Minh Phi bằng quy đầu), sau đó nhập vào toàn bộ. Đầu chùy chữ Hồng phát quang (quán tưởng chữ Hồng ở quy đầu phát sáng), chiêu Hồng, Diệp trong sinh pháp cung (chiêu sinh ra chữ Hồng, chữ Diệp bên trong hạ thể của Minh Phi). Trên Diệp có hỏa, hỏa nhập trong chùy (hỏa nhập vào trong dương vật của mình), (thượng thăng và) làm sung mãn Trung mạch, dùng để thiêu đốt ngũ độc. Chạm đến Đỉnh hàng, Minh điểm hạ giáng, Tứ luân, liên tăng trưởng Tứ hỷ (khiến cho Tứ luân còn lại trong Trung mạch của mình và hạ thể của Minh Phi đều sinh ra Tứ hỷ), định ở chỗ này (an trú ở cảnh giới này và không khởi tâm phan duyên ngoại cảnh). Đại lạc thì chiết (khi lạc quá lớn sợ sắp xuất tinh đến nơi thì dùng khí chiết lên), lại hành chầm chậm (khi muốn duy trì lạc này thì phải hành dâm từ từ, không được nóng vội gấp gáp, hành đi rồi hành lại như thế). Đầu chùy quán màu đỏ đen chữ Phi nút nó lại (quán tưởng dùng chữ Phi bít chặt đầu chùy, để tinh dịch không xuất ra), bên trong chữ Hồng màu làm chiết nâng lên trên, (chữ) Hàng tựa như nam châm, (chữ) Phi như nhấc bổng. Chữ Hồng thì dùng quyền pháp, mắt đảo, chân tay câu móc… Nên biết niệm âm Hồng dài, chữ Hồng Minh điểm nhập vào Trung mạch nâng lên thượng hàng, như mũi tên ngôi sao trong không trung, bắn thẳng lên trên. Sau khi nâng chiết thì ngồi già phu (trụ ở trong trạng thái hai thân ôm nhau, tinh dịch sắp xuất mà chưa xuất ngay, chi tiết xem khai thị của Liên Hoa Sinh và Tông Khách Ba về già phu). Tay đặt ở rốn, thân xoay trái phải, đề hạ khí, Tâm định ở trên vô niệm. Như thế Minh điểm sẽ lan khắp trong mạch, Tâm tùy ý Không Lạc vô nhị, thân biến thành thân Trí tuệ quang minh, viên mãn Bồ Đề”. (34-633~635) Pháp môn dâm lạc tu bằng Song thân pháp như thế, khiến cho Minh điểm lan khắp trong Ngũ luân ở Trung mạch, trụ lâu dài trong cảm giác dâm lạc để tận hưởng lạc xúc (dâm lạc xác thịt) và trụ lâu trong kiến giải “cảm giác dâm lạc không có sắc pháp gọi là Không tính”, trụ lâu như thế để cho Tâm giác tri định ở trên cảnh giới vô niệm, gọi là chứng được Không Lạc bất nhị. Sắc thân khi đó tức là thân Trí tuệ quang minh, gọi là viên mãn Bồ Đề - thành cứu cánh Phật quả. Thế nhưng loại “Bồ Đề” này hoàn toàn khác với Tam thừa Bồ Đề mà Phật Thế Tôn truyền thụ, đó chỉ là “Bồ Đề” do thày trò Mật tông tự bày tự xưng, không phải là Bồ Đề trong Phật giáo. Qua đó có thể biết Phật quả mà Mật tông chứng đắc chỉ là Phật quả do Mật tông tự bày đặt ra, không liên quan gì đến Phật quả trong Phật giáo của chúng ta, cùng có tên Phật mà chứng cảnh, chứng tuệ đều khác xa, vì chứng cảnh và chứng huệ của hai bên chẳng liên quan gì đến nhau. Những người có trí nên tự lựa chọn, sau khi hiểu rõ hãy theo con đường thực sự của mình.
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |