Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 6: Lược thuyết về pháp thực tu Lạc Không song vận -6 |
Như vậy là Mật tông đã đem các danh tướng của Phật pháp lồng vào trong các tư thế dâm lạc của Song thân pháp, rồi nói pháp này có thể khiến người ta thành tựu Phật đạo cứu cánh bằng thân này ngay trong đời này[13], vì thế mà tự đề cao tông phái của mình thành “pháp môn tu hành Quả địa”. Nhờ có thứ pháp tu song thân này có thể khiến hành giả Mật tông tu thành “Phật quả cứu cánh” ngay trong một đời, cho nên họ đã khinh miệt những người tu hành các phái của Hiển tông, tự định vị pháp môn tu hành các phái Hiển tông là “pháp môn tu hành Nhân địa”. Nếu như có Bồ Tát, tổ sư của Hiển tông khai ngộ, chứng được Bát Nhã ở Thất trụ vị, Bát Nhã Tam hiền vị, thậm chí cho đến những người có chứng lượng Bát Nhã ở Sơ địa..., họ bèn cố ý ám thị trong lời nói rằng chứng lượng của người ngộ trong Hiển tông là “tu hành Nhân địa, chứng lượng thô thiển”, rồi khai thị cho các tín đồ rằng pháp môn tu hành của Mật tông là “tu chứng Quả địa” – có thể chứng được Phật quả cứu cánh ngay bằng thân này. Nhưng truy cứu sự thực thì thấy rằng đến ngay cả trí tuệ Bát Nhã ở Thất trụ vị mà những người sơ ngộ của Hiển tông chứng được họ cũng không có, nhưng họ lại đem những cảnh giới nhận biết được trong cảnh giới dâm lạc của Song thân pháp, lần lượt lồng ghép các danh tướng Bát Nhã và danh tướng chứng quả trong Phật pháp vào, nói láo với các Phật tử rằng họ đã chứng được Sơ địa, Bát địa cho đến trí tuệ ở Phật địa. Mật tông như thế, về mặt bản chất không phải là Phật giáo, những nội dung họ thấy, họ nói, họ tu, họ chứng đều không phải là sự tu chứng trong các kinh pháp Phật giáo, vì tất thảy đều là “sự tu chứng” của cảnh giới tham trước dâm lạc trong phái Tính Lực ngoại đạo. Những người chứng ngộ trong Hiển tông thật thà tu hành, không dám chưa ngộ nói ngộ, không dám chưa chứng nói chứng, thật thà với bổn phận có pháp nói pháp, có chứng nói chứng, không dám vọng đem chứng lượng chưa hề chứng được để trùm đầu lừa người, không dám đem ngoại đạo pháp để thay thế Phật pháp mà trùm đầu người khác. Thế nhưng các thày Mật tông từ xưa đến nay lại dám đem chứng lượng của ngoại đạo pháp ra thay thế Phật pháp, dùng để hạ thấp chứng lượng Phật pháp của những người chân ngộ bên Hiển tông là nông cạn thô thiển, buông lời vọng ngữ để lăng nhục các Bồ Tát chân ngộ của Hiển tông, trùm đầu tất cả những người học Hiển Mật khác. Dùng lời nói còn chưa đủ, họ còn tiếp tục viết ra thành các trước tác Mật tục để lưu truyền khắp bốn phương hậu thế, dẫn dắt sai lầm hàng loạt những người học các nơi đời sau, khiến họ cùng rơi vào nghiệp đại vọng ngữ, cùng thành tựu đại ác nghiệp phá hoại chính pháp Phật giáo, cùng tạo nên nghiệp báo địa ngục thuần khổ cực nặng trường kiếp. Họ đã đem danh văn lợi dưỡng và sự cung kính của người khác trong một đời để đổi lấy nỗi thuần khổ cực nặng trong vô số kiếp tương lai – nỗi khổ đau khủng khiếp trường kiếp trong địa ngục sống không bằng chết – nỗi thống khổ cực đại mà tất cả mọi người đều không thể chịu đựng nổi, hơn nữa còn kéo dài vô lượng đời, thật quả là những kẻ ngu si không kể xiết. Hỡi những người còn đang tu học trong Mật tông, hãy đặc biệt lưu ý đến vấn đề này! Lại nữa, các hành giả Mật tông nếu gặp phải thượng sư yêu cầu hợp tu pháp này để thành tựu “đạo nghiệp” của mình, hoặc muốn thỉnh cầu thượng sư truyền thụ quán đỉnh thứ tư, trước hết nên đề nghị thượng sư chứng minh xem liệu họ đã hoàn thành quá trình tu hành trong Sinh khởi thứ đệ hay chưa (quán tưởng Trung mạch Minh điểm, Bảo bình khí, công phu nâng hạ tinh dịch phóng ra thu vào...). Nếu tất cả các Lạt Ma Mật tông và nam nữ thượng sư từ chối lời thỉnh cầu “chứng minh mình đã hoàn thành quá trình tu hành trong Sinh khởi thứ đệ” thì tuyệt đối không được nhận lời đề nghị của Lạt Ma thượng sư để đảm đương chức vụ Minh Phi, Dũng Phụ - tức là cung cấp sắc thân để thượng sư tu pháp Lạc Không song vận. Nếu người nào muốn thỉnh cầu thượng sư truyền thụ quán đỉnh thứ tư cho thì cũng như vậy, để tránh bị mắc lừa. Nếu thượng sư không thể chứng thực tại chỗ rằng mình đã tu thành công Sinh khởi thứ đệ (ví dụ như hút dịch thể vào trong hạ thể...) thì tuyệt đối không được chấp nhận lời đề nghị hợp tu Song thân pháp của thượng sư, vì họ còn chưa có đủ tư cách thỉnh cầu người khác dâng hiến sắc thân hợp tu với mình; nếu họ thỉnh cầu đệ tử hợp tu Song thân pháp thì chỉ là tham trước sắc đẹp của đối phương mà thôi. Điều này nói ra như vậy là chỉ giành cho những người vẫn còn đang hết lòng tin theo pháp nghĩa của Mật tông thôi, vì pháp nghĩa của Mật tông nhất định yêu cầu như vậy. Còn đối với những người chưa học Mật tông, thì nên đưa chứng cứ xác thực ra mà rằng: Cho dù có người nào đó đã hoàn thành Sinh khởi thứ đệ rồi thì vẫn không được hợp tác với anh ta mà tu Song thân pháp. Vì pháp môn “tu hành” như thế hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp, các thứ “Bát Nhã, trí tuệ” mà họ chứng được tuyệt đối không phải là trí tuệ Bát Nhã trong Phật pháp, quả vị mà họ chứng được chỉ là sự tự mạo xưng của chính Mật tông, hoàn toàn không liên quan gì đến quả vị tu chứng trong Phật giáo, thuần chỉ là ngoại đạo pháp mà thôi. Người nào dựa theo đó mà tu, thì những gì họ tuyên dương lúc còn sống chỉ là ngoại đạo pháp – tức là dùng ngoại đạo pháp để thay thế cho Phật pháp, gọi là những kẻ phá hoại chính pháp Phật giáo. Những người như thế sau khi chết, nhất định sẽ phải gánh chịu trọng tội phá hoại chính pháp Phật giáo. Đó là thứ (quả báo) mà chỉ có những kẻ vô trí tuệ mới thích làm, còn người có trí sẽ không bao giờ chấp nhận thực hiện. Nội dung chứng đắc của Đệ tứ hỷ nói trong pháp tu song thân như sau: “Cho nên ‘năm chữ cửa sắc ma gồm Thạch, Phan, Lư, Tiểu, Nhàn’, có đủ năm chữ này, đại loại là một con ma, đó là cái yêu trong pháp thế gian đó. Còn trong pháp xuất thế gian thì nó có bốn loại hỷ, làm pháp khác nhau mà! Ra vào đều là khoái lạc. Nhưng cái Sơ hỷ này khác với Thắng hỷ, Thắng hỷ không giống với Sai biệt hỷ, Sai biệt hỷ lại khác biệt với Câu sinh hỷ. Sơ hỷ thì giống như phàm phu vậy, người bình thường chỉ có Sơ hỷ thôi. Còn Thắng hỷ thì tương ứng với Không rồi, anh ta sẽ cảm thấy người của anh ta rộng rãi và bằng phẳng. Anh ta không phải là cái thân thể của anh ta ở đó mà làm cái việc đó (làm tình). Anh ta cảm thấy: Ôi! Thật là rộng rãi và bằng phẳng vô cùng! Cái đó chính là Thắng hỷ đấy! Còn Sai biệt hỷ thì ở sau Thắng hỷ, anh ta sinh ra “Diệu quan sát trí” rồi! Cho nên vào lúc đó, “các loại Lý” đều phát sinh ra. Cho nên, một con người ấy, chỉ có cái này là mở trí tuệ thôi! Tác giả của cuốn “Đông Lai Bác Nghị” nổi tiếng đã viết xong cuốn sách này chính vào lúc hưởng thụ tuần trăng mật đó. Ông ấy đã đắc Sai biệt hỷ chính vào thời kỳ đó, sau rồi mới có thể viết ra loại văn chương đấy. Còn Câu sinh hỷ thì càng không phải là thứ mà phàm phu có thể chứng được. Câu sinh hỷ là cái gì vậy? Nó ở trong đời quá khứ, từ vô thủy kiếp đến nay đã có rồi. Vậy làm thế nào để chứng minh nó ở trong đời quá khứ đây? Tôi nhớ mẹ tôi vì bận bịu quá, cho nên có lúc đã giao tôi cho mợ tôi. (khi đó) tôi chỉ lớn chừng một tháng, tôi nằm trên người mợ, ở đó giống như đang ‘làm’ (làm tình) ấy! Mợ tôi nói: ‘Thằng bé này, nó vừa mới ra đời, còn chưa đầy tháng, nó đã biết làm cái trò này rồi’. Có đạo lý gì ở đây? Cái này chính là thứ đến từ lúc sinh ra rồi. Cho nên, Câu sinh hỷ càng không dễ gì chứng được đâu! Khi chứng được Câu sinh hỷ, là có thể đắc cái chân thật lớn nhất, lúc đó là sự thiên chân (ngây thơ) đó! Thiên chân xuất lộ ra đó! Vì sao đứa trẻ sau khi ngủ, con chim của nó lại cửng lên? Cái đó chính là Câu sinh hỷ đấy! Cũng chẳng có ai ghẹo nó, nó cũng không ‘tự sướng’, cũng không có ai khêu gợi dụ dỗ nó, nó là Câu sinh hỷ mà! Cho nên a! Vì thế mà quay về với (trạng thái) hài đồng, tức là quay trở lại cái mức đó! (Câu sinh hỷ) của trẻ con chỉ hiển hiện ra trong lúc ngủ, nhưng cái đó (Đệ tứ hỷ trong Song thân pháp) đâu chỉ xuất hiện trong giấc ngủ, nó thực chính là cái Hỷ của con trẻ đấy! Đồng tử hỷ chính là Câu sinh hỷ. Người có thể giải thích như vậy về Tứ hỷ ngày nay, cơ bản ngay cả trên sách cũng không có, vì người ta cũng không có mà! Đều là kinh nghiệm cá nhân, tự ngộ mà! Cái này không phải là trạng thái thông thường đâu! ‘ở Không sao bằng nhàn?’, Sơ hỷ thì phối với Sơ không, Thắng hỷ thì phối với Quảng không, Sai biệt hỷ thì phối với Đại không, Câu sinh hỷ thì phối với Toàn thể không. Phải đến Toàn thể không, sau đó mới lại chứng đến Pháp thân Phật”. (32-342) Pháp tu của Mật tông nếu thực sự như thế, thì tất cả những người mới kết hôn đều đã chứng được Sơ hỷ rồi, phối với Sơ không. Dựa theo pháp nghĩa của Mật tông và tu chứng quả vị mà nói, thì tất cả mọi người chỉ cần kết hôn, hưởng thụ dâm lạc là hiểu được dâm lạc và Tâm giác tri thực chỉ là một thể không hai. Duy trì lạc thụ và tri kiến này như thế song hành nhau, tức là đã chứng được thánh nhân ở Sơ địa rồi. Nhưng nay quan sát những người đi trên đường, thấy hơn bảy phần đều là những người đã kết hôn, chỉ cần đem tri kiến này in thành chữ viết để biếu tặng rộng rãi, thì những người đã kết hôn kia đều trở thành những người chứng được Sơ hỷ rồi, thật đúng là có thể nói “Thánh nhân Sơ địa đi đầy đường” vậy đó. Thật đáng vui, đáng chúc mừng! Phật giáo đại thịnh rồi! Các thượng sư Mật tông từ đây không cần phải xuất thế hoằng pháp nữa, chỉ cần đem cái lý này in thành sách, lưu truyền rộng rãi, để tất cả mọi người đều biết, chỉ cần lưu tâm trong đêm tân hôn, thể nghiệm kỹ từng thứ một, hôm sau ai nấy đều thành thánh nhân Sơ địa rồi. Từ nay về sau, Phật giáo sẽ không còn cần người xuất gia trụ trì chính pháp nữa. Mật tông thật là vĩ đại, lại có thể phát minh ra pháp này, thật khiến người ta “cảm phục sát đất”. Trong cuốn “Trát mạc nang đôn – Thậm thâm nội nghĩa” của Mật tông có nói: “Khí mạch Minh điểm thanh tịnh, sau Thắng hỷ, giao (hợp) đến lúc Ly hỷ, sinh khởi An Lạc vô nhị trí, lìa các tâm tham, như trăng trong nước, lìa hư vọng kiến và chân thực kiến, lạc thù thắng bất biến vô lậu, trong một sát na diệt trừ ngàn tám trăm nghiệp khí, mà đăng Sơ địa. Nghĩa lý và sự giải thích này, có thể nói là tương hợp với tam Bồ Tát” (34-330~331) Việc tham trước vào dục lạc thế gian, dâm lạc của Dục giới như thế, không lìa khỏi dâm lạc của Dục giới mà lại có thể chứng được pháp Sơ địa, chẳng phải là “Phật pháp” thắng diệu nhất thế gian hay sao? Chẳng trách đại bộ phận những người tu hành lâu năm của Phật giáo Mật tông Tây Tạng và tất thảy các đại pháp vương đều đắm chìm vào đây không mệt mỏi, ai nấy đều vui vẻ phụng hành lời dặn dò của Tông Khách Ba: “Mỗi ngày tám thời tinh tấn hành trì nó”, ai nấy đều vui vẻ tuân theo lời dặn dò của những người như Liên Hoa Sinh, Tất Ngõa Ba, Nhượng Tưởng Đa Kiệt...rằng: “tinh cần hành trì đến hết đời tương lai”, vừa có thể hưởng thụ dục lạc thế gian, lại có thể chứng được quả vị Sơ địa. Dựa theo đó mà ngày đem hưởng thụ dâm lạc, là có thể nhanh chóng thành Phật. Chẳng trách người Âu Mỹ và các hành giả “Mật tông Tây Tạng” bám dai như đỉa. Thế nhưng những người có trí tuệ thì chỉ nghe là biết rằng: Đó chỉ là pháp trói buộc trong Dục giới, còn chưa thể giải thoát khỏi sự trói buộc ở Dục giới, huống hồ có thể thành tựu quả chứng Sơ địa? Huống hồ có thể thành tựu quả giải thoát? Đã hoàn toàn không liên quan gì đến trí tuệ Bát Nhã nói ở trong các kinh Phật giáo, thì sao có thể tu thành quả chứng Sơ địa, cho đến quả chứng ở Phật địa được? Cho nên, các nhà đại tu hành của Mật tông cho đến nay vẫn chưa có một ai dám tìm đến cư sĩ Bình Thực để ngầm biện chính pháp nghĩa, huống hồ là biện chính không khai? Tôi nói những lời này là có ý muốn cảnh tỉnh các hành giả Mật tông: Đừng có tiếp tục đắm chìm nữa, hãy nhanh chóng quay đầu chuyển về với chính pháp Phật giáo. Cũng mượn những lời này để cảnh tỉnh những người sắp đi vào Mật tông để tránh đi nhầm vào tà đạo. Người và tài sản mất đi chỉ là chuyện nhỏ, thành tựu nghiệp địa ngục phá giới phá pháp mới là chuyện lớn, vạn vạn xin đừng ngoảnh mặt làm ngơ. (Hết tập 2. Tổng cộng có 4 tập. Hoàn thành bản thảo ngày 05.01.2002, nhuận văn hoàn tất ngày 30.03.2002)
[1] Chú thích của người dịch: Chữ “Đẳng” ở đây nghĩa là “vân vân”, ý là đã lược bỏ phần “cả ngày, cả tháng, cả năm, cả kiếp, cả ngàn kiếp” đằng sau mà đoạn văn ở trên đã từng dẫn cụ thể. [2] Chú thích của người dịch: Ý nói kết quả quán tưởng ở lý thuyết và thực hành phải giống nhau. [3] Chú thích của người dịch: Yếu quyết về thân. [4] Chú thích của người dịch: Yếu quyết về khẩu. [5] Chú thích của người dịch: Hay còn gọi là “ngó tơ”, tức sợi tơ của ngó sen. “Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng” (Kiều). [6] Chú thích của người dịch: Chùy Phổ Ba là chùy pháp khí của Lạt Ma giáo, tựa như quả dọc dùng trong xây dựng, nhưng đầu nhọn chia 3 cánh hoặc 4 cánh tựa như lưỡi lê. [7] Chú thích của người dịch: Chỗ này rất giống câu “nhất thâm cửu thiển – 9 lần nông 1 lần sâu” trong Tố Nữ Kinh của Đạo giáo. [8] Chú thích của người dịch: Tư thế ngồi kiết già Kim Cương (ngồi ôm nhau giao hợp). [9] Chú thích của người dịch: Làm tình với Minh phi trong tưởng tượng. [10] Chú thích của người dịch: Minh phi người thật, không phải người do tưởng tượng mà ra. [11] Chú thích của người dịch: Minh mẫu có đầy đủ các tướng tốt đẹp để tu song thân pháp. [12] Chú thích của người dịch: Bốn môi âm hộ. [13] Chú thích của người dịch: Tức thân thành Phật, tức sinh thành Phật.
Lượt xem trang: 31503 |
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |