Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 6: Lược thuyết về pháp thực tu Lạc Không song vận -3 |
Về Giáng: Trước hết phải thuần thục Tứ hỷ, cái Nhân có thể sinh ra Tứ hỷ là bốn sát na, nó chia thành bốn qua các khoảng thời gian khác nhau. Dựa vào bốn quả Tứ hỷ được sinh ra mà chia thành bốn loại giác thụ (cảm nhận) khác nhau. Lại nữa, bốn sát na là giác thụ có thể chia tách, Tứ hỷ là tầng thứ (thứ bậc) chia tách. Sát na đầu tiên là “sát na Chúng tướng”, thuộc về các loại sự tướng như kiến sắc (nhìn thấy màu sắc, rồi nghe âm thanh, ngửi mùi...). Trong khoảng thời gian đó, tất cả mọi giác thụ sinh ra đều gọi là “Hỷ trí”. Thứ hai là “sát na Dị thục”, chia đều phối với nhau bằng hai vị Ba la (chữ chủng tử) và Ích trí. Cái Lạc có được giống như trước và càng tăng thêm, càng thù thắng hơn. Trong khoảng thời gian đó, tất cả mọi giác thụ sinh ra đều gọi là “Thắng hỷ trí”. Thứ ba là “sát na Nhu xúc”, dựa vào các thủ ấn Nhu xúc như Giảo (quấy rối), bên ngoài lìa khỏi các phân biệt thuộc về màu sắc hình dáng, bên trong thì sinh hỷ. Trong khoảng thời gian đó, tất cả mọi giác thụ sinh ra đều gọi là “Ly hỷ trí”. Thứ tư là “sát na Ly tướng”, không phân biệt hai thứ tịnh phần Cửu giới biểu tướng (bề ngoài) và hỷ lạc tính tướng (bên trong), hoặc phân biệt sự bất biệt của Tầm tư. Trong khoảng thời gian đó, tất cả mọi giác thụ sinh ra là Câu sinh trí diệt hết Lạc và không có nghi ngờ. Về Trì: Nay giải thích rộng như sau: Minh Phi trí năng thực thể hoàn toàn thanh tịnh (mà hành giả) phải dựa vào đó, tại chỗ xa gần tương thích nhau, học cái “Sắc” của người nữ ấy, đốt cháy bằng lửa tham thô nặng để rồi Minh điểm giáng hạ, cho di chuyển trong các mạch vi tế. Khi tu Lạc không được để tiêu biến mất, phải duy trì cho được trạng thái mở của nó... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Khi anh học đến “Thanh”... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Lại nữa, khi anh học đến “Hương”... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Tiếp đến, khi anh học đến “Vị”... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Rồi đến khi anh học đến “Xúc”... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu). Như thế gọi là Minh điểm hạ rồi tăng, tăng rồi trì, trì rồi nâng theo thứ tự. Ba cái này theo thuộc tướng mà sinh, do làm nhiều mà lạc ít nên gọi là “Hỷ trí ở sát na thứ nhất”. Lại nữa, hai vị “Ba la”, “Ích trí” chia đều tương phối với nhau, lửa tham đốt Minh điểm giáng, tu lạc, duy trì trạng thái mở lỗ, nín nhịn mật – chùy, gọi là “Thắng hỷ trí ở sát na thứ hai”. Hai cái này khiến Minh điểm giáng hạ mà độ lạc lớn. Cái gọi là “Minh điểm cháy ấm” cực kỳ khó trì. Lại nữa, nếu chọc rút ít, sinh ra Lạc vô phân biệt, Minh điểm giáng hạ, tu lạc và vô phân biệt, nín nhịn mật – chùy giống như trên, người nào đạt nhẫn mật thứ hai gọi là cái nồng ấm của hỷ Minh điểm dịch chuyển trong “Ly hỷ ở sát na thứ ba”. Về Hồi: Nếu khi gặp trường hợp Minh điểm khó trì, thượng khí quay ngược trở lại, dùng pháp “Lục thế biến” sinh ra từ dưới để gìn giữ Minh điểm. Khi dễ duy trì thì gìn giữ sát na thứ tư. Từ sát na thứ ba trở lên, người nào không nâng che Minh điểm được dẫn đến Lạc dễ biến mất...(Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu) ... thì Minh điểm khó trì. Nếu có nghiệm tướng Minh điểm tăng trưởng, (cảm giác) như tê tê, trầm trầm, sít sít của đạo La Sát, đại hương tiểu hương lúc ra lúc không ra, lúc hết lúc không hết. Nếu cảm thấy hy tùng (Chú thích gốc: dựng đứng), khi ngáp nước mắt chảy ra, chính là triệu chứng nhiếp trì Minh điểm. Đến khi nếu chạm gặp liên nữ (âm hộ) mà sinh ra cảm giác như thật, thì thực hiện ba gia trì Thân ngữ đẳng quân, Gia trì đẳng quân và Sở dục đẳng quân với Minh Phi hoàn toàn thanh tịnh mà mình nương dựa vào, gia trì tại chỗ mạch. Để cho chùy liên tương hợp ... (Chú thích gốc: lược bỏ phần pháp thực tu)... Sinh ra định Ly trì lạc, cũng duy trì được cái định đó, gìn giữ trạng thái mở lỗ vân vân. Nếu muốn duy trì bằng pháp “Lục thế biến” với người đó thì: Một là Hải khô Tu Di, tức hóp bụng sát lưng; Hai là Nhiếp tập tứ châu, tức là co rút ngón chân tay tứ chi; Ba là Lưỡi an bản vị, tức là lưỡi đẩy lên ngạc trên; Bốn là Thắng căn ngưỡng phản, tức là mắt đảo lên trên. Bốn loại này gọi là Thân biến... Về Biến: Thắt lưng buộc khí, hai tay bóp eo như buộc thắt lưng vậy, làm giống bánh xe gỗ xoay tròn, xoay qua xoay lại chỗ eo. Sau đó lại ngồi kiết già, hai tay chống eo, rùng lắc thân trên, giống như trẻ con chơi đùa, rung lắc ra bốn phía qua lại. Nếu là người “có cái nồng ấm kiên cố của Minh điểm Câu sinh trí ở sát na thứ tư” thì anh ta không cần dụng công gìn giữ nữa. Về Hộ: Lúc gìn giữ Minh điểm lậu rớt xuống mới bỏ, chỗ này tạm lược qua (độc giả có thể xem lại chi tiết lời nói của Liên Hoa Sinh và thượng sư Cống Cát ở phần trên). Đại loại chia phương tiện đạo thành ba loại như sau:
Hai cộng pháp (pháp chung) trong đạo phương tiện được nói rộng ở đây là: Khẩu quyết lìa Minh điểm phải trúng bốn bất thiện xảo: Một là giáng bất thiện xảo, (Minh) điểm mất nhanh; Hai là trì bất thiện xảo, cái lạc ngắn gấp; Ba là hồi bất thiện xảo, nước chảy rì rì; Bốn là biến bất thiện xảo, bệnh càng đầy khắp. Lại có bốn đối trị thiện xảo của nó là: Một, giáng thiện xảo là như rùa đi bộ, Tứ hỷ sinh theo thứ tự; Hai, trì thiện xảo là thân ba biến và ngữ một biến; Ba, hồi thiện xảo là bàng sinh bốn biến, tức voi rống...; Bốn, biến thiện xảo là sư tử giải thoát ấn. Thân ba biến nghĩa là... (Chú thích gốc: lược bỏ pháp thực tu). Ngữ một biến tức là nói hắt ra thật mạnh. Lại dùng cách bó eo kiểu khí...như đã nói rộng rãi ở trên”. (61-280~289) Từ những tri kiến thu được trong cuốn “Đạo quả - Bản tụng Kim Cương cú kệ chú” nói trên, độc giả tiếp tục suy nghĩ, bao gồm xét kỹ cả nội dung khẩu quyết thực tu mà thượng sư Cống Cát truyền cho Trần Kiện Dân, sau khi phân tích là có thể hiểu rõ, không cần phải giải thích thêm nữa. Ở đây chỉ nêu ra một trong số đó, độc giả suy luận thêm là biết ngay. Ví dụ: Trong đoạn văn này có nói đến tu “trì” đối với “sắc thanh hương vị xúc”, Thượng sư Trần Kiện Dân nói rằng: “Khi quan sát nhan sắc của Không Hành Mẫu (trong hợp tu Song thân pháp), tu Sắc Không bất nhị. Khi nghe diệu âm của Không Hành Mẫu (trong hợp tu Song thân pháp), tu Thanh Không bất nhị. Khi ngửi thấy mùi xạ hương (của dâm thủy) trong liên cung của Không Hành Mẫu thì tu Hương Không bất nhị. Khi hôn chụt chụt, nếm mút cam lộ (nước miếng và dâm thủy) của Không Hành Mẫu thì tu Vị Không bất nhị. Ôm nhau giao hợp, hôn hít, cọ xát và vuốt ve toàn thân Không Hành Mẫu thì tu Xúc Không bất nhị. Nếu có chút thất tán trên Không tam ma địa thì phải tránh song vận – Lạc Không tất phải bất nhị” (38-678). Từ đây một suy ra mười, tự độc giả sẽ hiểu rõ. Nam nữ hành giả Mật tông khi hợp tu pháp này, cần phải thực hiện quán hành như sau để chứng lấy quang minh: “Khi ôm Minh Phi, nhất tâm Không An vô nhị, vô biệt thì Kiến đạo sẽ đến. Ngày ngày luyện tập Không An, đạt nhất tâm bất biến thì rất tốt. Khi mỗi lần tu tập, tối thiểu phải tu một khắc (15 phút). Sau khi nhập thì dần dần tăng lên (Chú ý: Tông Khách Ba chủ trương mỗi ngày phải tu tám thời – tức 16 giờ). Nếu Không An không thể cùng đến đủ mà chỉ sinh ra tâm an lạc thì nhất tâm nhập định cũng rất tốt. Hai thứ Không và An hợp với nhau, thì mới trở thành trí tuệ Không An vô nhị vô biệt. Khi an lạc đến, cái phân biệt thứ hai chính là ‘tất thảy pháp Không’, tu ảo hóa trong không trung. Trong ảo hóa, đột nhiên hiện ra một chữ chủng tử, sự sinh khởi của chữ này tựa như nhìn thấy một con cá trong biển lớn nhảy vọt lên. Chữ này xoay tròn liền biến thành Bản Tôn mà hàng ngày vẫn tu, đó chính là quang minh đấy”. (62-207) Cái gọi là “Kiến đạo” trong Mật tông không phải như trong Hiển giáo coi việc chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng rồi phát khởi trí tuệ Bát Nhã là Kiến đạo, mà là coi dâm xúc và cảm nhận của Ý thức trong pháp tu song thân làm Kiến đạo. Sự quán hành đó đều lấy cảnh giới của pháp tu song thân làm nội dung trọng tâm. Sau khi hoàn thành quán hành, thì buộc phải vận khí để nâng hạ Minh điểm, hội hợp với Minh Phi trong hạ thể, đó gọi là “Kim Cương già phu tọa[8]”. Kim Cương già phu tọa có bốn loại: “1. Mạch Kim Cương già phu tọa: Dùng ngón tay mình nhiều lần dò thám đầu chót Trung mạch trong Bạt-a-ca (âm hộ) của Nghiệp ấn (Sự nghiệp Thủ ấn, tức là Minh Phi), thấy có hình dạng như thân tiểu mạch nhô ra (là chỗ lồi ra của cổ tử cung, còn gọi là mạch Hải Loa). Nhập vào trong Không của Kim Cương của mình (Chú thích gốc: tức là chùy), Kim Cương thì nhập vào Bạt-a-ca của Nghiệp ấn (Chùy Kim Cương - dương vật của mình thì thâm nhập vào trong âm hộ của Minh Phi), ngậm nhau mà làm. 2. Khí Kim Cương già phu tọa: Nội khí đô đế (Trung mạch) của mình và Nghiệp ấn (bản thân mình và Minh Phi) xuất ra như khói xanh thơm dài, tại chỗ hai mạch tiếp xúc (ngậm tiếp nhau ở trong âm hộ), nhị khí cũng tương giao, cuộn tròn nồng đượm trụ ở đó. 3. Minh điểm Kim Cương già phu tọa: Trong đô đế (Trung mạch) của Minh Phi (Nghiệp ấn), khí xuất ra như khói lam thơm dài, đi ngược lên nhập vào trong đô đế của mình, cho đến tận mạch luân trên đỉnh đầu. Trong đô đế của mình cũng có khí như khói lam thơm dài (đi xuống đến đầu chót của chùy Kim Cương) mà xuất ra, (tại chỗ ngậm nhau ở đầu chót) thì lại nhập vào trong đô đế của Minh Phi, đi ngược lên đến mạch luân trên đỉnh đầu Minh Phi. Từ trên đỉnh đầu mình giáng hạ bạch Minh điểm, to cỡ chừng hạt cải. Trên đỉnh đầu Minh Phi thì giáng hạ hồng Minh điểm, cũng to như hạt cải. Hồng bạch (Minh điểm) hội hợp ở chỗ giao tiếp hai khí đầu chót đô đế của Kiện Thuận (tức phụ mẫu – chỉ hai bên nam nữ lúc hợp tu), tạo thành hình dạng nhị hợp hồng bạch, hòa hợp mà trụ. 4. Không An Kim Cương già phu tọa: Tự tính an lạc của Ý thức và chân thủy giáng hạ từ Trung mạch của mình, từ cái tự tính mà không dính chút vi trần nào này biến thành tự tính Pháp thân, nhất tâm định ở đó”. (34-136~137) Người hợp tu song thân pháp này trước hết phải hiểu rõ được nguyên lý tìm mạch: “Tùy phương nghiệm mạch: Hải Loa mật mạch mỗi người có một phương hướng khác nhau, lúc thử dò đầu tiên có thể đi thẳng giữa. Cần phải biết ý điên loan đảo phượng, chỉ để tìm hai mạch hương giao nhau”. (34-307) Lại nói thế này: “Trí mạch đại lạc của Không Hành Mẫu gọi là mạch Hải Loa trí tuệ, trụ ở trong liên cung, đó là phần chót dưới Trung mạch của cô ấy. Phần đầu chót đó nhỏ và ngắn, nhưng có thể làm cho nó kéo dài bằng các loại thuốc cho đến khi có thể cắm vào trong lỗ chùy thì thôi. Khi hai Trung mạch của Phật Phụ Phật Mẫu giao hợp, hai khí shakta và shakti thông qua liên chùy, Minh điểm giao hoán, còn Tứ không Tứ hỷ nhất nhất hòa hợp tại đại Tam ma địa bất nhị, có thể thúc đẩy chóng thành Phật quả. Yoga trong Viên mãn thứ đệ có thể nói là càng chỉnh hợp Phật thân viên mãn hơn”. (38-678) Pháp kéo dài mạch Hải Loa như sau: “Trước hết cúng dường các phương từ bên ngoài hoa sen, tiếp đến khấu đầu giang môn (hậu môn) lễ thủ hương, sau khi có được quần phi hoan lạc, thì kỳ mạch Hải Loan tự kéo dài” (34-307) Hành giả Mật tông vì tu Không Lạc bất nhị trong thứ dâm lạc này nên được thành tựu “Kim Cương đạo”, cho nên mới nói phải gắng hết một đời để tu tập “Không Lạc song vận” để cầu “Kiến đạo”, cho đến việc có thể khiến “cảnh giới ngộ thâm nhập tăng trưởng hơn”, nhưng phải đạt trình độ ghìm giữ lâu mà không xuất tinh mới có thành tựu: “Cho nên tinh mà không xuất ra ngoài thì sức mạnh mới lớn, khi tinh điểm từ trên đỉnh giáng hạ xuống dưới, sức mạnh của nó rất lớn, cho nên khi hành đến chỗ rốn thì phải tu khởi tâm bất nguyện ý (khởi tâm không mong hưởng lạc xuất tinh), để khiến tinh nhanh chóng hồi ngược lên trên, đó gọi là pháp Thượng hồi. Người mới tu mà muốn tinh thượng hồi là vô cùng khó khăn, thường là xuất tinh luôn, cho nên nhất nhất không được gần gũi nữ sắc, gần gũi chắc chắn là xuất tinh. Sau khi tu lâu ngày, đợi khi tinh có thể thượng hồi, sức mạnh đến rồi thì mới có thể ngự dụng nữ sắc. Vì tâm đã tu thành, có thể thu phóng tự nhiên tự tại rồi. Sau khi tinh thượng hồi, lại còn phải cho nó tán đến các mạch mới được. Nếu chỉ thượng hồi mà không phát tán ra, thì đại bệnh lập tức sẽ đến ngay, điều này không thể không biết. Sau khi khí đã chuyển thành thức, hòa nhập vào Trung mạch, thì nhất nhất không được ngự dụng nữ sắc. Ngự nữ rồi thì cho qua, không ngự thì khí tự hòa nhập vào trong Trung mạch thôi. Trong tâm đừng có khởi tâm nguyện ý (trong lòng chớ có khởi tâm muốn xuất tinh), mà chỉ quán tưởng Minh điểm dần dần thăng lên đến đỉnh. Tu tưởng như thế, thì tinh sẽ tự thượng hồi thôi. Chỉ là tu tưởng trong tâm, không được đi gần gũi nữ sắc thật. Cứ tu tập như thế lâu ngày, thì Minh điểm sẽ tự có thể thượng hồi và tứ tán. Có thể thu về và phát tán tự tại rồi thì mới bắt đầu được gần gũi nữ sắc. Nếu không gần gũi nữ sắc, thì làm thế nào có thể hạ giáng thượng hồi đây? Pháp tán tinh, tức là tự quán mình là Phật, hai chân ngồi Kim Cương già phu tọa, hai tay bắt ấn Kỳ Khắc (Chú thích gốc: tức nắm tay lại và duỗi hai ngón trỏ và út ra), giao thoa đặt trước ngực, tay trái bên trong tay phải bên ngoài. Mắt nhìn lên trên, nhìn thấy chữ Hồng trên đỉnh đầu hiển hiện rõ ràng, miệng niệm chữ Hồng 21 lần. Khi niệm, chân tay toàn thân đều vận hết sức, như thế thì tất cả khí Bảo Bình sẽ thượng thăng, định nhập vào trong Trung mạch chỗ gần eo. Sau đó, hay tay quyền cùng hạ chéo, vẫy sang trái phải 3 lần. Sau khi vẫy xong, hai tay vẫn nắm quyền, đặt trên hai đùi ra sức găng chống 3 lần. Găng chống xong, hai tay vẫn nắm quyền, đặt trên đùi, phần thân trên vặn mình sang trái phải 3 lần, giống như quay mình sang trái phải làm lễ chào hỏi vậy. Vặn xong, thì tinh sẽ đều tán đến các mạch toàn thân rồi. Lúc này, mồ hôi vã ra như tắm. Nếu có thể luyện như thế mỗi ngày 3, 4 lần thì thân thể khỏe mạnh, bệnh tật được tiêu trừ hết. Còn về tu đạo trí tuệ, thì từ trên xuống dưới, sinh Tứ hoan hỉ tâm; từ dưới lên trên cũng sinh Tứ hoan hỉ tâm. Nếu Minh điểm đến trước cửa Mật xứ mà không xuất ra, thì tâm sẽ hoan hỉ không lớn gì bằng. Lúc hoan hỉ đó, quán tưởng rằng: “ta chết vô thường, tất thảy pháp không”, đó chính là trí tuệ Không An vô nhị đấy. Khi ôm Minh Phi, tâm cực hoan hỉ, sự hoan hỉ này chính là an lạc. “Ta chết vô thường, tất thảy pháp không” tức là Không Minh. An ở trong Không, Không ở trong An. Đó gọi là “Không An vô nhị vô biệt” đấy. (Chú thích gốc: Không An vô nhị vô biệt còn gọi là Lạc Minh bất nhị). Khi đắc Không An vô nhị vô biệt thì sau đó Kiến đạo mới đến”. (62-201~203) Pháp tu “Không An nhị đế, Lạc Không nhị đế song vận để thành Phật đạo” chỉ riêng Mật tông mới có, trong đó có bốn yếu điểm bắt buộc phải biết: “Vô thực: Khi giáng xuống, phải quán Đại Lạc không có thực. Quảng đại: Khi trì giữ, phải quán tưởng Đại Lạc rỗng không như trời. Độc nhất: Khi nâng chiết lên, phải quán tưởng Không Lạc hợp nhất không có hai. Nhậm vận: Sau khi tứ tán, định ở trên tùy vận Pháp tính” (34-172) Cái gọi là “Vô thực” ý nói hành giả Mật tông lúc tu giao hợp song thân, điều khiển Minh điểm và khí giao hợp trong hạ thể với đối phương, rồi lại thượng thăng đến đủ Ngũ luân trong Trung mạch của đối phương, rồi cũng hội hợp mà đến đủ Ngũ luân trong Trung mạch của chính thân mình, sau đó giáng hạ đến đầu chùy (hoặc cổ tử cung, âm đế). Khi dẫn sinh ra dâm lạc (bất luận hành giả Mật tông nói đó là một thứ hỷ nào trong Tứ hỷ), còn buộc phải thực hiện quán hành như sau: “Bất kể là dâm lạc nào trong Tứ hỷ, khi giáng hạ xuống đầu chùy, tuy có thể vận dụng khí công tùy ý trì giữ không xuất để đạt đến cảnh giới cực lạc, nhưng cảnh giới dâm lạc này kỳ thực không có thực, rốt cuộc chỉ là pháp vô thường tất hoại tất đoạn, nhờ có sự quán hành đó mà không sinh lòng tham trước đối với dâm lạc”. Cái gọi là “Quảng đại” ý nói đúng vào lúc đang thụ hưởng cảnh giới cực kỳ sung sướng của dâm lạc, thì phải thực hiện quán tưởng trong cảnh giới nhất tâm hưởng lạc đó: quan sát cái tâm đang hưởng lạc đấy to lớn như hư không, vô biên vô tế, cho nên mới nói cái lạc trong đó quảng đại vô biên, gọi là “Nhậm trì – tùy ý trì giữ”. Cái gọi là “Độc nhất” ý nói khi giáng hạ Minh điểm đến đầu chùy hưởng thụ cực lạc, thì phải quán sát cái lạc đó là cái tối lạc độc nhất vô nhị ở thế gian. Phải quán cái lạc này là do cái Tâm giác tri đang quán tưởng Minh điểm đó dẫn phát ra, cho nên cái dâm lạc này và Không tính Tâm giác tri kỳ thực không hai. Còn Tâm giác tri thì nhất tâm bất loạn trụ lâu ở trong cảnh giới đại lạc, không có phân biệt, không sinh nhị tưởng, cho nên “Tâm giác tri Không tính” và Đại Lạc là không hai, vì thế mà gọi là Không Lạc bất nhị, cho nên gọi là “Độc nhất”. Cái gọi là “Nhậm vận” ý nói hành giả Mật tông sau khi hưởng thụ đại lạc trong pháp tu song thân thật lâu rồi thì tán khí khắp toàn thân, không còn tiếp tục tụ tập ở phần chót Trung mạch nữa, tạm thời rời khỏi cái lạc dâm xúc để duy trì lấy Câu sinh hỷ, an trụ Tâm giác tri vào trong “Pháp tính” đã được “chứng ngộ” trong pháp tu song thân, tùy ý an trụ mà không di động nữa – nhất niệm bất sinh, gọi đó là “Nhậm vận”. Thế nhưng cái việc quán hành đại lạc “Vô thực” như thế lại hoàn toàn mâu thuẫn với câu nói “đại lạc thường trụ bất biến” của Tông Khách Ba. Đã nói không có thực, thì không thể lại là “đại lạc thường trụ bất biến” được. Việc quán hành “Vô thực” như thế không thể nào khiến người ta chứng được quả giải thoát mà chỉ giống như người thế tục thể nghiệm được nhân sinh vô thường ở thế gian mà thôi. Người muốn chứng quả giải thoát, bắt buộc phải tiến hành từ việc đoạn Ngã kiến. Nay tất thảy các thày trò xưa nay của Mật tông đều dựa vào quán hành trong dâm lạc, giả sử có thực sự quan sát được sự không ảo vô thường của dâm lạc thì vẫn chẳng có ai thoát khỏi Ngã kiến, vì vẫn chưa đoạn được cái tri kiến “Tâm ý thức giác tri thường hằng bất hoại”, bởi Tâm ý thức giác tri trong Phật pháp Tam thừa đều là pháp biến dị nằm trong phạm vi của Ngũ âm, trong pháp Đại thừa càng nhấn mạnh Tâm ý thức giác tri là pháp Y tha khởi tính, còn trong các kinh Tứ A Hàm thì nói cái tri kiến “Tâm ý thức giác tri thường hằng bất hoại” là tà kiến của thường kiến ngoại đạo, nói đó là “Ngã kiến” của chúng sinh phàm phu. Về cái Lạc trong “Độc nhất”, nó cũng không phải là cái lạc độc nhất thực sự vì trong một số giáo phái thuộc các ngoại đạo như Ấn Độ giáo, Bà La Môn giáo cũng có pháp tu như vậy, cũng có cái đại lạc của dâm lạc đó, trong khi chính Đại Lạc của Mật tông lại có nguồn gốc từ các ngoại đạo đó và du nhập vào trong Phật giáo. Ngoài ra, ở Trung Quốc vẫn đang lưu truyền các pháp như “Hoàng đế Tố nữ kinh”, “Động Huyền tử”, “Ngọc phòng bí quyết”...trong đó cũng có pháp tu đại lạc trong dâm lạc này, đến nay vẫn chưa thất truyền. Nếu đã cùng là pháp tu giống nhau như vậy, thì cái đại lạc trong dâm lạc mà Mật tông Tây Tạng hoằng truyền không phải là đại lạc “Độc nhất” thực sự, vì trong pháp ngoại đạo như Ấn Độ giáo, Bà La Môn giáo cũng có pháp tu y hệt. Điều đáng nói ở đây là dâm lạc chính là gốc rễ khiến chúng sinh luân hồi sinh tử trong Dục giới. Nếu không đoạn trừ cái tham dâm lạc này, thì còn không thể nào giải thoát khỏi sự trói buộc trong Dục giới, rốt cuộc vẫn luân hồi trong Dục giới liên tục đời đời kiếp kiếp, huống hồ là có thể thoát khỏi sinh tử trong Tam giới? Cái “Lạc” như thế không thể nào gọi là cái lạc “Độc nhất” được, vì càng giữ cái lạc này thì chắc chắn càng đi theo các loại đau khổ trong Dục giới; người nào cầu mong duy trì cái lạc này thì tất phải liên tục luân hồi trong nhân gian ở Dục giới thì sau đó mới được thụ hưởng thứ lạc này, trong khi đã ở nhân gian thì mãi mãi không thể nào lìa khỏi các loại vô thường khổ. Mà cái lạc này cũng không thể nào thường lạc mãi mãi được, vì nhất định cũng phải có lúc lìa khỏi cái lạc đó. Nó là pháp vô thường, đi theo vô thường mà có lạc này, cho nên không phải là độc nhất. Duy chỉ có đạo Giải Thoát trong Phật pháp mới có thể diệt trừ được đau khổ của sinh tử luân hồi trong Tam giới, nhưng không phải là pháp mà các “nhà đại tu hành” xưa nay của Mật tông có thể chứng biết. Cái Lạc lìa xa khỏi sinh tử đó chỉ có trong Phật giáo mới có, cho nên mới xứng đáng gọi là độc nhất. Lại cũng chỉ có đạo Đại Bồ Đề trong Phật pháp mới có thể khiến cho người ta phát khởi đại trí tuệ thế gian – xuất thế gian, không những có thể chứng được đạo Giải Thoát của Nhị thừa mà còn có thể giúp người ta chứng được Nhất thiết Chủng trí mà ngay cả A La Hán không hồi tâm cũng không thể chứng được; có thể xuất khỏi thế gian mà thừa nguyện lưu lại nhân gian để độ chúng sinh. Trí tuệ giải thoát và trí tuệ Phật Bồ Đề như thế chỉ có trong Đại thừa, không phải là trí tuệ mà các ngoại đạo và thày trò Mật tông có thể chứng được, cũng không phải là trí tuệ mà các A La Hán không hồi tâm có thể chứng nổi, cho nên gọi là độc nhất. Vì thế mới nói là “Duy Ngã độc tôn” trong Tam giới – tức là duy chỉ có “Thức thứ tám Ngã” này là độc tôn mà thôi. Đó không phải là sự “độc nhất” tu chứng bằng dâm lạc như trong Mật tông, bởi việc chứng biết dâm lạc đó, các chúng sinh trong Dục giới đều có cả. Còn việc Minh điểm giáng hạ xuống đầu chùy (quy đầu) rồi hưởng thụ dâm lạc mà không xuất tinh, các ngoại đạo đều có hết. Cái Tâm giác tri trong “Đại lạc” của dâm lạc này, các ngoại đạo kia cũng đều có thể chứng được hết, chứ đâu chỉ có riêng Mật tông Tây Tạng mới chứng được, cho nên không thể gọi nó là độc nhất được.
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |