Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 6: Lược thuyết về pháp thực tu Lạc Không song vận |
Tiết 6: Lược thuyết về pháp thực tu Lạc Không song vận Lạc Không song vận là tư tưởng chung của các đại phái Mật tông, cũng là tư tưởng gốc rễ của tất cả các tông phái Mật tông. Đông Mật tuy không ngoại truyền pháp này, nhưng trong kinh điển căn bản của họ cũng có ghi chép về pháp này. Lý luận tu hành và pháp môn thực tu của tất cả các tông phái Mật tông Tây Tạng đều lấy pháp môn hợp tu song thân nam nữ này làm mục tiêu cuối cùng, không có tông phái nào tự đặt mình nằm ngoài pháp tu song thân này. Nếu như nêu ra từng tông phái một, e rằng sẽ khiến độc giả nhàm chán, nên ở đây chỉ nêu ra thuyết của tông phái tương đối lớn của Mật tông Tây Tạng, còn lại thì sẽ tự biết được vì đều đồng một lý cả, chỉ có khác biệt đôi chút về mặt chi tiết mà thôi. Nay trong tiết này, tôi nêu ra vắn tắt chủ trương của các nhà, rồi phân tích tổng hợp. Trước hết, xin dẫn lời của Tông Khách Ba: “…Như “Man luận” nói: ‘Từ huệ hợp cát tường, chính là biểu thị chân thực, từ Kim cương già phu, tâm nhập trong ma ni’…Là nói trong Tứ hỷ đó lập ra Câu sinh trí chính là trí tuệ này. Khi nó sinh khởi, lúc mà Bồ Đề tâm đến kim cương ma ni mà chưa ra (vì có cực khoái tình dục mà tinh dịch chạy ra đến đầu chót quy đầu, khi mà thập thò sắp ra). Kim cương già phu, là nói việc trụ ma ni, hai lỗ mũi đóng lại ngừng thở (Khi lạc xúc đã lên đến mức cực đại, khiến cho tinh dịch chạy ra đến đầu chót quy đầu nhưng dùng khí công ngăn lại, không cho xuất ra, khiến cho lạc xúc lên đỉnh điểm mà không ngừng ngắt, đến khi không thể chịu nổi thì ngừng thở, đó gọi là “Kim cương già phu”). Đại sư Thuế Y nói lúc sinh và thể tính giống với trước, trong bốn hoan hỷ, ý nói sinh ở Thắng hỷ, Ly hỷ, Trung gian. Thày Tát Nhạ Cáp cũng nói Câu sinh trí là quán đỉnh thứ ba. Nếu truyền quán đỉnh cho người nữ, ‘ở chỗ kim cương (chỗ dương vật của người nam)’ phải hiểu là hoa sen (thì nên hiểu nói ở bên nữ là âm hộ). Việc này cũng giống như khi Diệu Cát Tường khẩu truyền dạy quán đỉnh thứ ba nói: ‘Từ hư không giới kim cương hợp, người đủ chính nhãn sinh đại lạc. Nếu lìa dục hỷ ở chính hỷ, thấy nhị trung gian viễn lìa kiên (nhìn thấy chính đạo, lìa xa tham ái xuất tinh, khiến cho hạ thể cứng mãi). Liên Không (trong âm hộ không có vật gì gọi là Liên Không) Kim Cương (dương vật cương cứng gọi là kim cương) Ma Ni (quy đầu khi cương cứng thì trơn bóng như châu báu) Bảo (ý cả câu là: Không tính hoa sen của người nữ và châu báu ma ni kim cương của người nam), liên tàng nhị hợp kim cương phu (khi hoa sen và kim cương ma ni, hai cái giao hợp đạt đến cực lạc, mũi tạm ngừng thở), nếu lúc đó thấy Tâm nhập vào ma ni (nếu khi đó có thể mục kích thấy Bồ Đề tâm tinh dịch tiến ra đến quy đầu mà không xuất ra, mãi mãi trụ ở trong cảnh giới đại lạc đó), thì biết an lạc đó là trí (lúc này nhận biết được cái Lạc và Không đó tức là chứng được trí tuệ của Phật pháp). Đó là đạo Viên mãn thứ đệ (đây là pháp môn tu hành thứ tự Phật pháp viên mãn), tối thắng sư trưởng cùng tuyên thuyết (các sư trưởng tối thù thắng trong Phật giáo đều cùng nhau tuyên thuyết pháp môn thắng diệu này). Trong ‘tham (và) ly tham’ đều vô đắc (trụ trong đại lạc mà quan sát, thấy rằng sinh khởi tham hoặc lìa tham trong cảnh giới lạc này, kỳ thực đều là pháp vô sở đắc, vì lạc xúc cũng không có hình sắc), sát na Diệu trí hiển ở đó (trong sát na sinh khởi đại lạc khi đạt đến Đệ tứ hỷ, Diệu trí sẽ hiển hiện trong cơn đại lạc), tám thời mỗi ngày hoặc một tháng (người học Phật pháp Mật tông cần tu 16 tiếng mỗi ngày, hoặc cả ngày, suốt cả một tháng), năm, kiếp, ngàn kiếp thụ trí này (thậm chí cho đến cả năm, cả kiếp, cả ngàn kiếp để hưởng thụ đại lạc và trí tuệ này)’. Vào chính lúc quán đỉnh, thụ ở tu du khoảnh (đúng lúc nhận quán đỉnh bí mật này, các loại lạc cảm nhận được đó chỉ được lĩnh nạp vào khoảnh khắc khi cái lưỡi đang nếm “cam lộ”). Lúc chính tu tập, lĩnh thụ dài lâu qua tám thời đẳng (Vào lúc thực sự tiến hành hợp tu với người khác giới, thì cần lĩnh thụ cái cực lạc này thật lâu, thời gian buộc phải kéo dài liên tục mỗi ngày 16 tiếng đồng hồ. Chữ “đẳng” ở đây nghĩa là nói thụ lạc cả ngày, cả tháng, cả năm, cả kiếp, cả ngàn kiếp)”. (21-383~384) Ở đây ý nói Tông Khách Ba chủ trương rằng: Người chứng đắc “trí tuệ Bát Nhã” thành Phật bắt buộc vào lúc song thân hòa hợp, khi đang ở giai đoạn “kim cương già phu”, vận Bồ Đề tâm nhập vào ma ni (vận ra đầu chót quy đầu), vì vận ra đến chỗ này nên có thể hưởng thụ đại lạc, rồi lại dùng pháp khí công để ghìm nén, khiến cho tinh dịch giữ mãi ở trạng thái sắp xuất mà không xuất, không tiết ra ngoài. Việc trụ mãi ở trạng thái đó, có thể sinh ra đại lạc Đệ tứ hỷ. Trí tuệ của đại lạc này gọi là Câu sinh trí, còn gọi là “trí tuệ”. “Kim cương già phu” mà Tông Khách Ba nói trong đoạn văn này là chỉ thời khắc tinh dịch sắp xuất mà chưa xuất và sinh ra đại lạc, bị khí công chuyết hỏa ghìm giữ ở ma ni (quy đầu) mà không phụt ra ngoài, khi đang ngất ngây hưởng thụ cơn đại lạc cực khoái mãnh liệt nhất đó mà dẫn đến tình trạng lỗ mũi tạm ngừng thở, thì gọi là “kim cương già phu”, chứ không phải là tư thế ngồi kiết già trong ngồi thiền đâu. Nếu pháp được truyền là quán đỉnh bí mật giành cho nữ đệ tử, thì khi thượng sư khai thị cho người nữ thụ quán đỉnh này cần nói rõ rằng: ‘phần nói về bốn chữ chỗ kim cương đó chính là chỉ liên hoa (hoa sen - âm hộ - hạ thể của người nữ). Ma ni trong câu tâm nhập vào ma ni là chỉ âm đế (mồng đóc) của hoa sen). Ý nói, khi nữ hành giả thụ quán đỉnh bí mật này, nam thượng sư phải chỉ thị rõ cho nữ đệ tử biết rằng: “Khi Minh điểm và cực khoái tình dục tập trung ở âm đế và cảm nhận nó, thì có thể sinh ra lạc xúc lớn nhất. Trong cảnh giới đó, cần nhận biết rằng thể tính của dâm lạc này là không có hình sắc vật chất, cho nên gọi là Không tính. Tâm giác tri trong cơn dâm lạc này cũng không phải là sắc pháp vật chất, cho nên cũng là Không tính. Cảm nhận xúc giác của thứ dâm lạc này và cái Tâm giác tri lĩnh thụ được khoái lạc này, kỳ thực không phải là hai thứ riêng rẽ mà cùng là một thứ do Tâm giác tri thành tựu (tạo ra), cho nên gọi là Lạc Không bất nhị”. Như vậy, trong quá trình nam thượng sư giao hợp với nữ đệ tử, bằng các phương tiện tu hành, ông ta khiến cho nữ đệ tử giữ được cơn cực khoái tình dục trong suốt thời gian dài. Đồng thời, trong cơn cực khoái tình dục liên miên bất tận đó, còn dạy cho đệ tử “phương pháp làm thế nào để duy trì được dâm lạc không ngừng nghỉ” và liên tục cảm nhận thể nghiệm được loại “Không tính” này, đó gọi là Lạc Không song vận. Quá trình mà nam thượng sư thực hành tại chỗ và chỉ dạy từng tí cho nữ đệ tử như thế chính là nội dung của quán đỉnh thứ tư. Nữ đệ tử sau khi nhận được quán đỉnh này, hoặc nam đệ tử sau khi được nữ thượng sư truyền cho quán đỉnh thứ tư này, theo ý chỉ của Tông Khách Ba thì còn phải thực hành thêm vào các thời gian khác. Khi thực hành, thì không phải như lúc thượng sư làm quán đỉnh thứ tư, chỉ kéo dài một, hai giờ đồng hồ là kết thúc mà vào lúc chính tu tập pháp này, phải duy trì được cảm nhận dâm lạc này trong thời gian thật dài, sinh ra được “cảm giác dâm lạc là Không tính” và “Tâm giác tri trong cơn lạc thụ này cũng là Không tính”; sau khi duy trì được hai “Không tính kiến” như thế không đứt đoạn, liền sau đó là sinh ra “Tâm giác tri và Không tính không hai, dâm lạc và Không tính cũng không hai”, rồi an trú trong cảnh giới “Lạc Không bất nhị” đó, tiếp tục duy trì cơn cực khoái tình dục trong thời gian thật dài lâu. Việc trụ ở trong cảnh giới Lạc Không song vận của Đệ tứ hỷ như thế, gọi là chính tu (tu tập đúng đắn chính xác) của Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận. Người nào có thể an trú trong cơn cực khoái tình dục Đệ tứ hỷ và “chính kiến về Không tính” suốt thời gian dài mà không mất đi (thoái dần) như thế, rồi lại có thể tiếp tục tinh tấn dụng công, khiến cho lạc xúc lan tỏa khắp toàn thân, ngũ luân đều nhận đầy đủ đại lạc, thì gọi là “thành tựu Chính Biến Tri Giác”, tức là đã thành Phật đạo cứu cánh. “Phật” của Mật tông từ việc có được thứ đại lạc này làm quả báo, nên nói “Phật quả” mà họ chứng được là “Báo thân Phật, Pháp thân Phật”, vì chứng được quả báo đại lạc này. Pháp môn này chính là pháp môn tức thân thành Phật vô thượng yoga mà tất cả các tông phái của Mật tông đều có chung. Đệ tử Mật tông sau khi thụ quán đỉnh thứ tư, buộc phải tiếp tục chọn thời gian và địa điểm để cùng Minh Phi hợp tác (nếu là người nữ thì cùng Dũng Phụ - người nam khỏe mạnh có thể khiến cho người nữ hưởng thụ dâm lạc thật lâu mà không xuất tinh, dẫn đến mềm rũ), hoặc lại cùng thượng sư khác giới hợp tu Song thân pháp, lĩnh thụ cảnh giới Lạc Không song vận trong thời gian dài, đó gọi là “chính tu hành” của vô thượng yoga. Thời gian chính tu vô thượng yoga để lĩnh nhận Lạc Không song vận, mỗi ngày ít nhất phải trải qua tám thời thần (mỗi thời thần là bằng hai tiếng đồng hồ). Vì thế mà Tông Khách Ba mới nói: “Chính tu tập thời, trường thời lĩnh thụ bát thời đẳng”. Chữ “đẳng” ở đây nghĩa là nói thụ lạc cả ngày, cả tháng, cả năm, cả kiếp, cả ngàn kiếp[1]. Tông Khách Ba cho rằng cái sự tham dục đó không nên xả bỏ, vì đó là “đạo thành Phật”. Để cầu được thượng sư đích thân chỉ đạo trong quán đỉnh thứ tư, còn phải toàn thân đảnh lễ thượng sư, sau đó dùng sắc thân của mình cúng dường cho thượng sư (cùng thượng sư hợp tu Song thân pháp): “…Thầy Đáp Nhật Già Bạt nói: ‘Lại phải toàn thân rạp đất đảnh lễ ở cửa đông, úp đầu không ngẩng để dùng thân cúng dường cho sư trưởng’…Từ sau khi nhập vào trong đó (từ sau khi nhập vào cảnh giới Lạc Không song vận đó), thì từ nay trở về sau cho đến giai đoạn vẫn chưa chứng được Bồ Đề, đắc Hoan hỉ trụ trong nhân thiên. Như “Man luận” nói: ‘Do nhờ định không tạo tội nghiệp, thoát được ác đạo, nói quyết định thụ nhận thiện đạo mà an lạc. Từ việc nhập vào đó mà thấy được (nhập vào cảnh giới Lạc Không bất nhị và chứng được), các ngươi về sau chắc chắc không còn bị chết, vì ngươi đã nhập vào Kim Cương thừa đại lạc tự tính đại giải thoát này rồi’”. (21-410) Vì sao người thụ quán đỉnh thứ tư này lại phải dùng sắc thân để cúng dường cho sư trưởng? Bởi lẽ trong đó có rất nhiều chi tiết khó có thể nói bằng lời, nếu không thuyết minh tường tận từng cái một ngay tại hiện trường lúc hợp tu, mả chỉ là lời nói giải thích dựa vào hồi ức tưởng tượng của thượng sư thì vô cùng khó chính xác để thể nghiệm chi tiết, vì thế mà bắt buộc phải cúng dường thượng sư bằng sắc thân. Nếu người nào không hợp tu cùng thượng sư, thì khó có thể miêu tả chi tiết từng thứ trong đó, còn có thể vấp phải những chỗ bỏ sót không đầy đủ nữa. Như thế thì hành giả không thể nào lĩnh thụ được mật ý thực sự của Song thân pháp vô thượng yoga mà thượng sư tuyên giảng, bởi thế mà phải dùng thân để cúng dường cho thượng sư. Các thượng sư Mật tông cũng thường xuyên vin vào cớ này để yêu cầu các đệ tử khác giới có sắc tướng anh tuấn, xinh đẹp cúng dường cơ thể họ cho thượng sư. Nếu như các đệ tử không tin vào những lời nói đó của thượng sư thì họ sẽ đem luận ý trên của Tông Khách Ba ra cho đệ tử xem, khiến cho đệ tử buộc phải tin theo mà cúng dường cho họ. Tông Khách Ba nói sau khi nhập đàn thụ quán đỉnh thứ tư thì “liền lìa tất cả mọi tội lỗi như sát sinh…”, nhưng thực tế thì không hề lìa bỏ được tội sát sinh trước đây một chút nào, vì tội sát sinh không thể nào tiêu trừ được bằng quán đỉnh thứ tư. Tội sát sinh có hai loại: Thứ nhất là giới tội, thứ hai là tính tội. Giới tội thì phải ngày ngày đến trước mặt Phật chí thành sám hối cho đến khi thấy hảo tướng thì mới diệt được tội, còn tính tội thì phải chịu quả báo ở đời sau thì mới diệt được, chứ không phải là vào đàn quán đỉnh thụ quán đỉnh thứ tư là có thể diệt trừ được tội. Lại nữa, người học Phật nếu vào đàn quán đỉnh này hợp tu pháp quán đỉnh thứ tư với thượng sư, thì tức là hai thày trò đều phá giới nặng tà dâm, chắc chắn sẽ đọa địa ngục chịu quả báo thuần khổ cực nặng trong vô lượng kiếp. Lại nữa, nói theo thế gian pháp, những hành vi đó cũng là hành vi loạn luân, thày trò cũng phạm tà dâm, làm trái với tam cương ngũ thường, nhân luân không thể dung thứ. Hành động mà còn không hợp với đạo đức nhân luân, thì sao có tư cách tu học Bát Nhã thâm sâu và Chủng trí vô thượng của Đệ nhất nghĩa? Tuyệt không có cái lý đó! Cho nên, thuyết “Vô thượng yoga” có thể thành Phật đạo của Mật tông chỉ là thuyết tự lừa dối mình dối người mà thôi. Thượng sư Mật tông và người thụ quán đỉnh thứ tư của Mật tông tu tà hành như vậy, thì tuyệt đối không thể nào được như Tông Khách Ba nói: “Từ sau khi nhập vào trong đó, thì từ nay trở về sau cho đến giai đoạn vẫn chưa chứng được Bồ Đề, đắc Hoan hỉ trụ trong nhân thiên”. Vì sao vậy? Vì nếu nhập vào đàn thành này cùng hành tà dâm với thượng sư thì chắc chắn sẽ phải chịu khổ báo nơi địa ngục, sau đó chuyển lên ngạ quỷ đạo và súc sinh đạo chịu hết dư báo, thì mới có thể quay lại nhân gian. Trong “năm trăm năm đầu” khi trở lại nhân gian lại còn phải chịu hoa báo: Sinh nơi biên địa, ngũ căn không đầy đủ, mù điếc ngọng câm. Những quả báo như thế đều được ghi chép đầy đủ trong kinh Đại thừa, Tông Khách Ba vì sao nhìn mà không thấy, lại tiếp tục đem hành môn cuồng Mật này di hại cho hành giả Mật tông? Tại sao các hành giả Mật tông không đọc lời Phật trong các kinh điển đó mà lại tin những lời nói dối của Tông Khách Ba? Vì những tà hành và tà kiến trong đàn quán đỉnh thứ tư đó, sau khi thụ quán đỉnh lại cùng hành giả khác giới hoặc thượng sư hợp tu “vô thượng yoga” ngoài phối ngẫu (vợ/chồng) của minh cho , nên đã thực hiện chủng tính địa ngục phá hủy trọng giới, người nào không xuống địa ngục chịu nỗi khổ trường kiếp mới là chuyện khó. Thế mà vì sao Tông Khách Ba lại có thể lừa dối chúng sinh, nói rằng: “quyết định thụ nhận thiện đạo mà an lạc”? Hành động tà dâm và tà hành phá hoại pháp nghĩa Phật giáo như thế, tại sao Tông Khách Ba lại có thể lừa dối chúng sinh, nói rằng: “Từ việc nhập vào đó mà thấy được, các ngươi về sau chắc chắc không còn bị chết, vì ngươi đã nhập vào Kim Cương thừa đại lạc tự tính đại giải thoát này rồi”? Những lời nói đó đều là nói đảo lộn, hoàn toàn trái ngược với chỉ ý của Phật, phá hoại Phật pháp nghiêm trọng, còn không thể giữ được thân người ở kiếp sau, nói gì đến chuyện có thể nhập vào đại giải thoát? Sao có thể nói đó là “Kim Cương thừa đại lạc”? Chỉ những người dựa theo tà kiến, tà hành mà tu Song thân pháp này mới là “những người vì muốn cầu giải thoát ở đời sau và an lạc ở đời này mà tạo ra ác nghiệp thuần khổ cực nặng trong vô lượng kiếp sau”, ngu si đến mức độ tột đỉnh như vậy, không còn có ai hơn được nữa. Thầy của Thượng sư Trần Kiện Dân – Thượng sư Cống Cát Kim Cương – truyền cho Trần Kiện Dân pháp tu Lạc Không song vận như sau: “Kim Cương Hợi Mẫu thậm thâm dẫn đạo Chương 9, tha thân Sự nghiệp thủ ấn: Kính lễ trước tôn tượng của Bạc Già Phạn Hách Lỗ Hát: Với tu trì tối thù thắng của Mật tông, để tăng trưởng duyên khởi Kim Cương tâm yếu, thân nên chuyển thành Kim Cương vô chuyển, sự giáo huấn này từ Kim Cương Hợi Mẫu, thâm sâu truyền tai tu trì như vậy, người có năng lực nguyện được khẩu quyết này, trong Tam muội da phải bí bí bí. Hành giả Kim Cương thừa, vì để tăng trưởng trí tuệ, để tăng lực cho khí, mạch, Minh điểm, người nào có khả năng để Minh điểm không thoái thất (lậu rớt, xuất tinh) thì mới dạy cho người đó: Với Sự nghiệp thủ ấn đầy đủ tướng, cần nên tinh tấn tu trì, an lạc ở đó. Tổng quan chia thành năm mục: Thứ nhất, quan sát Thủ ấn; thứ hai, câu chiêu; thứ ba, thành thục; thứ tư, tu trì; thứ năm, chỉ thị công đức và chứng quả.
Biệt tướng có Phật Mẫu chủng tính liên hoa, môi như cánh sen, tay trắng tựa tuyết, tóc đen nhanh, sắc thịt hơi đỏ. Quan sát từ phía sau, dáng hơi cúi đầu; nhìn từ phía trước, tựa như ngẩng đầu; nhìn từ hai bên, như nghiêng người. Eo nhỏ, hông dưới hơi rộng; khi đi như vẽ hoa sen dưới mặt đất, đó là người có chủng tính liên hoa đầy đủ. Người có nội tướng hiển hiện từ ngoại tướng: Trước trán có Minh điểm, là Thân Kim Cương; Hầu có Minh điểm là Ngữ Kim Cương; Tâm có Minh điểm là Ý Kim Cương. Giữa hai hàng lông mày hoặc giữa rốn có Minh điểm là Công đức mẫu, Sự nghiệp mẫu; hoặc ở năm chỗ đó có ba vạch thẳng cũng vậy. Về nội tướng: Tâm rộng rãi, không nói nhiều, ít lòng đố kỵ, có thể chấp nhận Mật pháp, lòng tin kiên định, ít có lòng tham đối với tiền tài của hành giả, không bị người khác dụ dỗ về những gì đã được khuyến cáo. Về Mật tướng: Liên hoa (âm đạo) thật khít, có khí ấm, đầy đặn và nhô ra ngoài, có khả năng ngậm chặt chùy (dương vật); Xương hông rộng, mông nhỏ, thịt phát triển vào trong. Miệng hoa sen (âm hộ) khép sát vào thịt, cánh hoa đầy đặn, khi lấy chùy chạm vào đó, hoa sen không chịu nổi phải phát ra âm thanh e thẹn. Nếu như đâm rút chùy mạnh hơn thì toàn thân ưỡn lên, trong hoa sen phát hơi ấm và ẩm ướt. Về quan sát chân thực: Có lòng tin đối với Mật tông, đặc biệt là tin tưởng với hành giả; trí tuệ quảng đại, có khả năng nhận biết pháp và phi pháp; tâm lượng rộng lớn, có thể dung nạp Mật pháp; lời nói cẩn thận, không phỉ báng người Du già, mà hết mực cung kính, làm theo những gì Du già sĩ nói, phụng hành thật khéo, có thể khiến cho an lạc tăng trưởng. Về tướng nhìn thấy và tiếp xúc có thể sinh an lạc: Với nội thân tư nhuận của người nữ ấy, chỉ hơi tiếp xúc (va chạm) thân thể là đã cảm thấy an lạc (khoan khoái trong lòng), tâm cũng dễ hiển thị thể tính không ô nhiễm vốn dĩ; Dù chưa có chính kiến nhưng cũng đã rất an định, cùng đi với nhau cũng sinh an lạc; khéo biết quan tâm săn sóc, lại thường cả thẹn, tinh tấn hành sự, nghe lời phụng hành, nói năng vừa ý; lúc đi đứng, làm việc đều toát lên vẻ nhàn nhã, cực kỳ tinh tấn đối với Phật sự.
Sau đó, mình và người ấy gia trì, bắt đầu phát khởi Bồ Đề tâm thù thắng, quán tất thảy pháp không, trên không hiện ra giường nằm, tức là liên nhật luân, trên luân tự hình thành Bản tôn, có một mặt hai cánh tay, hiện tiền quán tưởng sinh khởi. Quán vô duyên ở Mật xứ (chỗ kín) của mình, trong sự vô duyên đó hiện ra Mật chùy (hiển hiện ra dương vật), trên chùy hiện Hồng (trên dương vật xuất hiện chữ Hồng), Hồng này chuyển thành năm bộ chùy. Trên không trung hiện ra chữ Hồng màu lam, đầu hướng vào trong, đầu nhọn có chữ Phi, màu vàng đỏ hướng ra ngoài. Phật Mẫu trong sát na biến thành Hợi mẫu (khi hoàn thành quán tưởng giai đoạn này, Minh Phi trong một sát na đó tức thì trở thành Hợi mẫu), một mặt hai tay, trang nghiêm đầy đủ, cực an lạc vui vẻ, đầu vú nhô ra (núm vú căng ra), Mật liên đầy đặn (phì ra), an lạc không thể chia bớt. Hiện (quan sát, quán tưởng) Mật xứ vô duyên, trong vô duyên đó tái hiện hoa sen bốn cánh (âm hộ bốn môi lớn nhỏ), bên trong lại hiện hoa phôi (âm vật - mồng đốc) được trang nghiêm bằng chữ A. Tại mỗi mạch luân trong thân, tưởng thành Dũng Phụ, Dũng mẫu (trong ngũ luân ở Trung mạch của Minh Phi, quán tưởng mỗi luân đều có Dũng Phụ giao hợp với Dũng mẫu), giống như Mật pháp (cái được quán tưởng ra này giống với cái quán tưởng trong Mật pháp đã nói ở đoạn đầu[2]). Sau đó, nhằm vào chữ A trên liên phôi, dùng chùy của Phật Phụ đâm xuống (sau đó dùng dương vật của mình xúc vào trên chữ A ở âm vật). Làm một lát (làm như thế một chút), định ở trên Căn bản định bản lai thanh tịnh ly hý (Định tâm ở trên “Căn bản định” vốn dĩ thanh tịnh và “ly hý”, sau đó) lắc vặn rùng mình toàn thân như con dê (để cho lạc xúc đạt đến độ cao trào nhất), sự an lạc đó như thác chảy xuống (nhờ đại lạc này mà khiến cho tinh dịch đổ xuống như thác). Phải như nông dân làm ruộng, lấy cuốc đào rãnh dẫn nước, không để cho nước chảy ra ngoài (lúc này dương vật phải như nông phu dùng cuốc đào rãnh dẫn nước, không được để tinh dịch và dâm dịch của Minh Phi trào ra ngoài), chỉ được nhập vào trong rãnh mà giáng hạ xuống các luân, hiến Tứ không hành (chỉ có thể dẫn tinh dịch nhập dòng mà giáng vào trong các luân, phụng hiến cho Dũng Phụ Phật Mẫu tứ không hành). Mật tu như thế ở các luân đều phải rung lắc, Minh điểm không lậu rớt làm đầu (Pháp Mật tu như thế, phải rung lắc ở các luân, cốt yếu là không được để dâm dịch chảy ra ngoài). Sau đó, khi an lạc giáng xuống Mật xứ, quan sát như trước đó, cúng Mật luân không hành (cuối cùng đưa lạc xúc giáng xuống hạ thể, lại phát sinh ra an lạc, rồi cũng lại quan sát như trước để cúng dường cho Dũng Phụ Không Hành Mẫu trong Mật luân). Về trì thiện xảo, như cửa cống nước trong cái ao. Loại thượng đẳng là trì nó ở trên kiến thể vốn dĩ lìa tất thảy mọi hý luận; loại trung đẳng là dùng khí để trì. Trì thượng hành khí, như trong bình có lỗ thủng; trì hạ hành khí thì cái xuất ra có thể lại nâng lên; trì trung trụ khí, tức là ở Tề luân, hơi chướng ra ngoài. Về quán tưởng, người lợi căn thì quán tất thảy bản lai thanh tịnh kiến; người trung đẳng thì quán trên đỉnh đầu có chữ Hãn, như cái cọc buộc ngựa; người hạ đẳng thì tưởng tượng trên đỉnh có Dũng Phụ, thượng sư như ánh sáng pha lê. Người mới tu hành, có thể lập tức xuất ra ngay, cho nên phải biết mạch yếu, dùng ba ngón tay như cái thang để ấn vào nó (Thượng sư Trần Kiện Dân xét: ấn vào giữa nhị âm trước sau, tức là chỗ Hội Âm hoặc đầu mũi. Cái mà gọi là “đầu mũi” ở đây tức là chỉ đầu chùy, còn chìu là mũi dưới). Người thiện xảo nghịch hành như xe nước nước xe, trong chùy quán có chữ Hồng, lấy nó để câu móc vật thanh tịnh chữ A trong liên (hoa sen), niệm âm Hồng dài hít nhập vào trong chùy, cúng dường các Bản Tôn ở Mật xứ (miệng niệm âm Hồng dài, dùng khí công hút tinh dịch và dâm dịch trong âm đạo người nữ quay về hạ thể của mình rồi quán tưởng cúng dường Bản Tôn trong hạ thể của mình). Tiếp đến hít chữ Hồng này, men theo Trung mạch truyền nhập vào thượng sư trên đỉnh đầu, cúng dường Liên Hoa Sinh đại sĩ, phụ mẫu, như Kim Cương trì mà cúng hiến. Về Thân yếu [3]chỗ này: Tứ châu thu vào Tu Di (Thượng sư Trần Kiện Dân xét: Tứ châu tức là tứ chi, thu vào Tu Di là chỉ co vào phần lưng). Như rồng gặp Tu Di, nhật nguyệt chầu trời (Thượng sư Trần Kiện Dân xét: tức hai mắt đảo lên trên). Lưỡi cuộn đẩy ngạc trên, địa các (ngạc dưới) ép hầu kết. (Lúc giao hợp, nếu) tất cả thân phần không thể sinh an lạc thì nên rùng lắc, có thể khiến cho sinh lạc.
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |